Tô Liên thời thế chiến (1941–1945)

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
12 thành phố và 1 pháo đài anh hùng
Города-герои и крепость-герой в СССР


БЛОКАДА ЛЕНИНГРАДА


Вы, наверное, уже знаете, что самый страшный период в истории Ленинграда - Санкт-Петербурга - это блокада, которая началась через два с половиной месяца после начала Великой Отечественной войны и продолжалась 900 дней. Армия Гитлера окружила город и город оказался без продуктов, без света, тепла.


Немецкие специалисты по проблемам питания считали, то через несколько месяцев после начала блокады в городе не останется ни одного жителя - все умрут от голода, холода, болезней, погибнут от бомбёжек, и гитлеровская армия сможет свободно войти в город. По плану Гитлера, Москву и Ленинград нужно было полностью уничтожить.


Да, действительно, во время блокады умерло около миллиона человек. Люди умирали от холода, от голода. Голод был страшным. Люди умирали дома, на улице. Смерть была везде. Люди даже перестали бояться смерти. Они могли думать только о еде и тепле. Удивительно, что в таких условиях люди продолжали работать, старались сохранить человеческие чувства. Всю войну всю блокаду в городе работали Дом радио, музыкальный театр, Большой зал филармонии и даже зоосад.


Накануне войны в зоосаде было более 500 животных: слон бегемот, тигры, обезьяны, медведи, волки и так далее. Зоосад был очень популярным местом отдыха ленинградцев. За месяц до начала воины планировали организовать передвижной зоосад для чего построили три железнодорожных вагона. Но этим планам помешала Воина.


Благодаря этим вагонам уже 30 июля 1941 года сотрудники зоопарка смогли вывезти 80 ценных животных в Казань. В июле пришлось застрелить несколько крупных хищных животных за опасности их выхода из клеток во время бомбежек


8 сентября 1941 года началась полная блокада Ленинграда. Этой ночью от бомбы погибли многие животные, в том числе любимица детей слониха Бетти. Во время бомбежки нервничали, бегали по территории зоосада. Некоторые животные умерли от страха.


Но самые большие трудности начались зимой 1941 года, когда отключили воду и электричество. Животные стали погибать еще и от голода и холода. Сотрудники делали все возможное, чтобы сохранить животных.


В зоосаде осталось немного сотрудников - около 20, остальные ушли на фронт. Многие жили прямо в зоосаде: у них не было сил добираться до дома. Голодные, обессиленные люди должны были заботиться о питании животных. Конечно, никакого мяса и рыбы не было. Животных кормили овощами, травой. Хищные животные отказывались есть такую пищу.


Большие проблемы были с бегемотом. По норме ему нужно было получать 36-10 кг корма, а получал он только 4-6 кг Бегемот не погиб только благодаря сотруднице Е.И.Дашиной Каждый день она приносила 40 вёдер(ведро) воды из Невы, грела её и мыла бегемота теплой водой. Без этого бегемот погиб бы, так как без воды кожа бегемота высыхает. Но бегемот выжил и жил в зоопарке до 1951 года.


Зоосад закрывался для посетителей на несколько недель только в самую страшную зиму 1941/42 годов. Зоосад играл очень большую роль в жизни блокадного города. Само существование в городе зоосада в те страшные дни помогало жителям города верить в победу.


Чтобы лучше представить себе подвиг сотрудников зоосада, нужно сказать, что ни одно животное не вернулось из Казани. Там не смогли сохранить им жизнь.

* Новые слова
блокада phong tỏa
окружила bao phủ
бомбёжек trận ném bom
уничтожать / уничтожить tiêu diệt, diệt trừ
удивительно lạ thay
зоосад vườn bách thú
передвижной lưu động
вывезти mang ra
ценных có giá, quý báu
застрелись bắn chết
хищный hung ác, thú ăn thịt
любимица người được yêu mến
нервничали cuồng lên, nổi cáu
бегали chạy
отключили khóa, cắt (điện, nước, net,...)
фронт mặt trận, tiền tuyến
обессиленные đã bị suy kiệt
корм thức ăn (cho gia súc)
вёдер xô, thùng (nước)
грела sưởi ấm, làm ấm
кожа da
высыхает khô đi, quắt lại
в победу (tin) vào chiến thắng
представить себе tưởng tượng

Nếu tinh ý sau khi phá ngoặc các bạn có thể kể lại câu chuyện theo hai cách khác nhau đó :D



 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Theo mình thì từ mới nên để ở cách 1 (nếu là danh từ) và ở nguyên thể - tức là chưa chia (nếu là động từ).

VD:

1) застрелять – застрелить (trong bài trên đây chắc gõ nhầm thành застрелись = đã tự sát bằng súng).

2) ведро = cái xô (s.nh: вёдра, C2 s.nh: вёдер).
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Theo mình thì tốt nhất là bạn nên hiểu luôn bằng tiếng Nga, bỏ qua bước “hiểu bằng tiếng Việt rồi sau đó dịch sang tiếng Nga” càng sớm càng tốt.

Đến một lúc nào đó (khi bạn đã biết khá nhiều từ tiếng Nga rồi) thì khi gặp một từ lạ nhiều khi bạn vẫn có thể đoán ra gần đúng nghĩa của nó dựa vào gốc của từ hoặc những mối liên hệ lờ mờ nào đấy với những từ bạn đã biết.

Có lần con bạn Nga hỏi mình thế này: “На каком языке ты думаешь – на вьетнамском или на русском?”. Mình ngẫm nghĩ và thấy thật khó trả lời vì khi quyết định đi ra phố mua bánh mì thì trong đầu mình chỉ có ý nghĩ ấy chứ nó có vang lên rành rọt bằng thứ tiếng nào đâu. Mình bèn hỏi lại nó: “Cкажи, тебе часто снятся сны?”. Nó bảo: “Да, а что?”. Mình hỏi tiếp: “А какие ты видишь сны – цветные или чёрно-белые?”. Nó chịu chết, không biết trả lời thế nào.
 

Елена Ивановна

Thành viên thân thiết
Наш Друг
спасибо Вам. Текст хороший и нетрудно понять ваш голос, но если бы Вы погромче читали, было бы полезнее для нас. Мы можем заниматься чтением по вашей записи. :)
Спасибо Вам за письмо. Я буду читать погромче. Желаю Вам успехов в изучении русского языка.:67.jpg::69.jpg:
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Những người Việt chiến đấu vì nước Nga


Mã chèn diễn đàn :

Tháng 12 năm 1941, chiến trận tiến sát Moskva. Kể từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, sau giai đoạn phải rút lui, lần đầu tiên Hồng Quân chuyển sang tấn công và đánh đuổi kẻ thù, không cho chúng chiếm thủ đô.

Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của Hồng quân trong cuộc chiến tranh chống quân Hitler, sẽ còn kéo dài ba năm rưỡi nữa.

Nhà biên kịch Việt Nam Đoàn Tuấn đang có mặt tại Moskva, nghiên cứu địa bàn xảy ra những trận đánh ác liệt trong chiến dịch đó. Ông bỏ nhiều thời gian vào các bảo tàng, các kho lưu trữ phim ảnh. Ông nghiên cứu quân phục Hồng quân, nếp sống của họ, nghiên cứu những vũ khí mà họ đã sử dụng khi đánh giặc. Đoàn Tuấn cần tất cả những điều đó để thực hiện nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao Việt Nam giao cho: viết kịch bản phim truyện về nhóm Hồng quân gốc Việt từng tham gia chiến dịch đánh Đức ở ngoại ô Moskva.

Nhiệm vụ này được giao cho Đoàn Tuấn, không chỉ vì ông là tác giả kịch bản bộ phim “Sống cùng lịch sử” về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Mà còn bởi ông đã ¼ thế kỷ nghiên cứu các tài liệu về những người lính Hồng quân gốc Việt. Nói chuyện với quan sát viên Aleksei Lensov, Đoàn Tuấn cho biết, ông quan tâm đến đề tài này sau khi nghe các chương trình bằng tiếng Việt của đài chúng tôi phát đi từ Moskva.

Nhà biên kịch Đoàn Tuấn nhớ lại, khi còn là sinh viên trường Điện ảnh Moskva, ông đã hào hứng như thế nào nghe đài phát thanh của chúng tôi kể về những người đồng hương từng sống ở Moskva trong giai đoạn trước chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, những người đã tình nguyện gia nhập Hồng quân khi chiến tranh nổ ra. Ông thu thập tất cả các tài liệu về họ trong chương trình phát thanh của đài Moskva nhiều thập niên qua. Đoàn Tuấn nói rằng, những chiến sĩ Hồng quân gốc Việt đã chiến đấu trên đất Nga cho tự do của nước Nga và cho cả Việt Nam. Và bây giờ ông đến Moskva để đắm mình vào những năm tháng anh hùng xưa và viết kịch bản phim về cuộc chiến của quân dân Moskva và sự tham gia của những Hồng quân gốc Việt trong cuộc chiến tranh đó.

Nhà biên kịch Đoàn Tuấn nói với chúng tôi rằng ông hy vọng bộ phim sẽ được phát hành vào tháng Năm năm tới, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức.

Nguồn: ruvr ru
 

Attachments

  • FILM.mp3
    4 MB · Đọc: 372

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Đồi Mamayev - cao điểm quyết định mạng vận thế giới
© Photo: RIA Novosti/Kirill Braga​

Tháng 5 năm 2015 sẽ kỷ niệm lần thứ 70 đại thắng phát xít Đức. Sau đây là bài về đồi Mamayev ở Volgograd - một nơi thiêng liêng đối với những người Nga.

Ở đây đã xây dựng tổ hợp tưởng niệm hoành tráng ca ngợi chiến công của những người anh hùng đã bảo vệ thành phố Stalingrad.

Trận chiến này đã bắt đầu vào mùa hè năm 1942 và kéo dài đến cuối tháng Giêng năm 1943, đó là trận đánh bước ngoặt quan trọng không chỉ trong chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại mà còn trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Sau thất bại nặng nề trên bờ sông Volga, quân đội Đức vẫn cố gắng tiến công, nhưng mỗi lần đều bị đánh bại.

"Cao điểm 102". Trong thời gian trận đánh Stalingrad, trên bản đồ quân sự đồi Mamaev được đánh dấu như vậy. Ngọn đồi này đã là một mắt xích chủ yếu trong toàn bộ hệ thống phòng thủ trên mặt trận Stalingrad. Trận đánh ác liệt trên đồi Mamaev đã kéo dài 135 ngày.Sườn đồi bị bom đạn cày nát, đất đai trộn đầy những mảnh kim loại. Vào mùa đông với nhiều tuyết, đồi Mamaev vẫn có màu đen: tuyết tan chảy nhanhdưới làn đạn pháo. Theo các nhân chứng, vào mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh, đồi Mamaev vẫn không có màu xanh. Cỏ dại không mọc lên trên mảnh đất bị cháy...

Ý tưởng xây dựng một tượng đài lớn để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong trận chiến khốc liệt này đã nảy sinh ngay sau khi kết thúc trận Stalingrad. Ở Liên Xô đã tổ chức cuộc thi thiết kế đài tưởng niệm. Trong số vài chục bản thiết kế đã chọn lựa dự án của nhà điêu khắc nổi bật Yevgeny Vuchetich – tổ hợp tưởng niệm hoành tráng ca ngợi chiến công của những lính bảo vệ thành phố trên bờ sông Volga.

Để lên tới đỉnh đồi, bạn phải bước qua tất cả 200 bậc. Con số 200 tượng trưng cho 200 ngày máu lửa của trận chiến Stalingrad. Đi theo con đường ngoằn ngoèo, bạn sẽ thấy bức tường “Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”, bức tượng bà mẹ khóc vì mất mát, bức tường đổ nát với phù điêu những người bảo vệ Stalingrad, quảng trường Anh hùng, hội trường “Vinh quang Quân đội” và ngọn lửa vĩnh cửu. Cuối cùng trên ngọn đồi có tượng đài "Mẹ Tổ quốc kêu gọi!”. Bức tượng cao 85 m tính từ mũi kiếm trên tay trái tới bệ tượng. Đài tưởng niệm “Những Anh hùng của Trận chiến Stalingrad” đã được khánh thành vào năm 1967. Đó là tượng đài lớn nhất tưởng niệm các sự kiện của chiến tranh thế giới II. Phó Giám đốc Bảo tàng "Trận Stalingrad" Sergei Mordvinov cho biết: “Theo truyền thống, ở Volgograd, tất cả các du khách đều đến thăm Viện Bảo tàng của chúng tôi. Nếu nói về số lượng du khách, thì đài tưởng niệm trên đồi Mamaev chiếm số một. Ở đây có đài tưởng niệm chính của Nga - "Mẹ Tổ quốc kêu gọi!".Nếu nói về ảnh hưởng đến tình cảm của mọi người thì tượng đài này khơi dậy cảm xúc mạnh nhất”.

Sau trận đánh Stalingrad, đồi Mamayev thành chỗ chôn cất người chết từ khắp thành phố. Phó Chủ tịch quỹ từ thiện quốc tế "Trận Stalingrad" Dmitry Belov cho biết: “Đài tưởng niệm thật độc đáo không chỉ vì kích thước của nó, không chỉ vì tác giả là nhà điêu khắc nổi tiếng, mà còn bởi vì di tích này tượng trưng cho ý muốn của mỗi người đến đồi Mamaev để đắm mình vào bầu không khí thời chiến tranh và đồng thời tôn vinh các liệt sỹ, những người bảo vệ thành phố. Đồi Mamaev không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là nghĩa trang tưởng niệm. Hiện có hơn 40 nghìn người bị chôn vùi ở đây”.

Trong 48 năm qua sau lễ khánh thành, đài tưởng niệm trên đồi Mamaev đã thay đổi đáng kể. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 chiến thắng trong trận đánh Stalingrad vào năm 2003, ở đây đã đặt 1,5 nghìn tấm bia có khắc tên họ 17.000 chiến sĩ bảo vệ Stalingrad. Những người tình nguyện trong các đội tìm kiếm đã giúp xác minh nhân thân của họ.

Nguồn: ruvr .ru​
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Leningrad : Trải qua mọi vòng địa ngục nhưng không chịu khuất phục

900 ngày đêm trong vòng vây tỏa và nạn đói đã là những trang khủng khiếp nhất trong lịch sử Leningrad, nay mang tên gọi Sankt-Peterburg.




Hàng nghìn nạn nhân, cái giá lạnh điên dại và những trận pháo kích dồn dập liên tục… Trùm phát-xit Hitler đã trông đợi rằng cư dân thành phố này không thể chịu nổi và sẽ tự mình giao nộp thành phố cho quân Đức. Thế nhưng Leningrad đã trụ vững, sau đó giáng đòn phản công quyết liệt khiến đội quân phát-xit thất bại nhục nhã. Với chiến công này Leningrad được nhận danh hiệu vinh dự — Thành phố Anh hùng.

"Quốc trưởng quyết định xóa sạch thành phố Saint-Peterburg khỏi mặt đất. Sau khi đánh bại nước Nga xô-viết, nước Đức Quốc xã không quan tâm đến sự tồn tại tiếp theo của đô thị. Đã có đề xuất phong tỏa thành phố và pháo kích cộng với cho máy bay ném bom ồ ạt không ngừng để san phẳng thành phố, xóa sạch nó khỏi mặt đất. Từ phía chúng ta không quan tâm đến việc bảo lưu đám dân cư của thành phố lớn này”. Đó là những dòng ghê rợn trong mật lệnh của Bộ Tham mưu Hải quân Đức, văn kiện nhan đề "Về tương lai của Petersburg", ban hành ngày 22 tháng Chín 1941. Để thực hiện ý đồ của chúng, ban lãnh đạo Đức Quốc xã đã ném tới Leningrad một lực lượng chiến đấu khổng lồ gồm hơn 40 sư đoàn tinh nhuệ, hơn 1.000 xe tăng và 1.500 máy bay. Cơ số binh sĩ và trang bị như vậy cao hơn mấy lần so với đội ngũ những người bảo vệ Leningrad. Nhưng thành phố đã đứng vững. TSKH Lịch sử, Giáo sư tại Đại học Tổng hợp châu Âu ở Saint-Peterburg Nikita Lomagin nêu ý kiến.

“Đóng góp chính của Leningrad là đã thành công trong việc kiềm giữ lực lượng đối phương rất lớn vào tháng Chín năm 1941, bởi nếu đội quân này di chuyển đến Matxcơva, thì khi đó vận mệnh phận của thủ đô Liên Xô sẽ như treo trên sợi tóc. Điểm thứ hai là đã thành công gìn giữ được bộ phận trọng yếu của tổ hợp công nghiệp-quân sự, 10% các loại vũ khí của Liên Xô được sản xuất chính ở Leningrad. Đóng góp vô cùng quan trọng là hành công bảo tồn Hạm đội Baltic và tiềm lực giáng đòn tấn công vào tuyến giao thông liên lạc của quân Đức ở vùng Baltic. Việc bảo toàn Leningrad đã tạo điều kiện sử dụng các tuyến đường phía bắc dành cho việc cung cấp theo chương trình Lend-Lease”.

Mưu toan đánh chiếm Leningrad chớp nhoáng không thành buộc Hitler phải theo con đường khác. Thành phố này bị cắt rời khỏi “Đất Lớn” – địa bàn Liên Xô rộng lớn – và bị phong tỏa cô lập. Bắt đầu cuộc vây hãm 900 ngày đêm ròng rã. Trong thời gian đó, do nạn đói, do bom đạn và do giá lạnh, có 640.000 cư dân thiệt mạng. Ngày 20 tháng 11 năm 1941, các công nhân bắt đầu nhận lương thực theo phiếu, 250 gram bánh mì mỗi ngày, những người còn lại được cấp phát 125 gram. Bất kể khẩu phần ăn ít ỏi và cảnh bom dội không ngừng, thành phố băng giá vẫn sống sót. Tháng Giêng năm 1944, quân đội xô-viết chọc thủng vòng vây của quân thù và tuyến phong tỏa khổng lồ xung quanh Leningrad đã bị đập tan. PGS-TS Anatoli Nikiforov từ Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Leningrad mang tên Pushkin nêu nhận xét.

“Trao tặng danh hiệu "Thành phố Anh hùng" cho Leningrad, cũng như cho những thành phố khác của Liên bang Xô-viết là công nhận những đóng góp to lớn của những người bảo vệ và cư dân của thành phố, không chỉ trong trận Leningrad, vốn là lâu dài nhất trong lịch sử Thế chiến II. Với sự giúp đỡ từ những phần còn lại của quê hương xô-viết, bộ phận lực lượng bị phong tỏa đã có thể thoát ra khỏi vòng vây và tự mình giáng đòn đánh tan nhóm quân “Phương Bắc” của phát-xit Đức đang bao vây thành phố. Hiển nhiên đó là công lao hàng đầu, xứng đáng với danh hiệu vinh dự”.

Nhờ sức chịu đựng vô song và lòng dũng cảm của thành phố, Leningrad đã là Thành phố Anh hùng đầu tiên của Liên Xô. Leningrad nhận danh hiệu đầy tự hào ngay từ trước khi kết thúc Thế chiến II. Tin vui này được công bố ngày 01 tháng Năm 1945 bằng Sắc lệnh của Tổng Tư lệnh tối cao.

Nguồn : SPutnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник


«Ахтунг! Ахтунг! Покрышкин в воздухе!» – эта фраза была не только находкой советской пропаганды: начиная уже с весны 1943 года немецкие посты оповещения предупреждали – знаменитый русский ас в воздухе. Значит стоит усилить осмотрительность, выйти из затяжных воздушных боёв, «охотникам» набрать высоту, молодежи возвратиться на аэродромы.

Тому, кто собьет русского аса, сулили высокие награды, но задача эта оказалась невыполнима. И дело было не только в исключительном мастерстве Покрышкина. В его эскадрилье, а затем в полку и дивизии состоялись такие асы, как Речкалов и братья Глинки, Клубов и Бабак, Федоров и Фадеев. Когда такая группа вела бой, рассчитывать победить ее командира было нереально.

Война была для всех них главным «наставником», но быстро извлекать уроки и исправлять ошибки могут немногие. Корнями «академия» Покрышкина уходила в его старые записные книжки, где по крупицам собиралась информация о Нестерове и Крутене, о воздушных боях в Испании и на реке Халхин-Гол, анализировались собственные находки и неудачи. Позднее он заведет альбом воздушных боев, украсив его поистине рыцарским девизом: «Истребитель! Спрашивай: не сколько противника, а где он!»

Боец целеустремленный и активный, не спешащий выполнять непродуманные приказы, прекрасный организатор группового воздушного боя, трижды Герой Советского Союза, Александр Покрышкин за пять лет войны совершил 650 вылетов, провел 156 воздушных боев, сбил 59 вражеских самолетов лично и 6 – в группе. В Параде Победы 45-го года знаменитый ас участвовал как знаменосец 1-го Украинского Фронта.
 
Top