Động Từ Tiếng Nga : Bạn Hỏi Tôi Đáp

xuan thanh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Động từ "давай"- có nghĩa gì trong ngôn ngữ tiếng Nga?

Chắc là bạn đã từng nghe thấy những cụm từ như này: "Ну ладно, давай, пока!"-"Đồng ý thôi, tạm biệt nhé" hoặc là "Пойдём в кино? - Давай"-"Chúng ta đi xem phim đi? - Đồng ý đi". người Nga rất yêu thích sử dụng từ này trong ngôn ngữ. Vậy động từ "давай"-"đưa cho, đồng ý..." có nghĩa gì trong ngôn ngữ tiếng Nga?
Tôi xin nói ngay cho các bạn biết rằng, từ này có những mấy ý nghĩa. Sử dụng theo nghĩa nào thì thường được hiểu theo hoàn cảnh.
1. Давать = дать. Давать другу книгу (ручку, тетрадь).

2. Давать = опубликовывать. Давать объявление в газету (о продаже машины, например).

3. Давать = разрешать (в прямом и переносном значениях). Мама не давала ребёнку играть со спичками (прямое значение). Погода неделю не давала нам пойти погулять (переносное значение).

4. Давать = начать делать. Ребенок увидел маму и давай смеяться (начал смеяться). Обратите внимание на форму глагола! В этом значении употребляется только императив (давай)!

5. Давать = делать/сделать что-то, чего не ожидали другие. Пол выучил русский язык за полгода. - Ну он даёт!

6. Давать = предлагать помощь. Давай я помогу тебе перевести этот текст. Обратите внимание на форму глагола! В этом значении употребляется только императив (давай)!

7. Давать = оценивать возраст человека. Ей уже пятьдесят, но никто не даёт ей больше сорока.

8. Давать = говорить о своих требованиях. Даёшь (даёте) честные выборы! Обратите внимание на форму глагола! В этом значении употребляется только глагол 2-го лица (даёшь, даёте)!

9. Давай = согласие. Пойдем в кино? - Давай. Обратите внимание на форму глагола! В этом значении употребляется только императив (давай)!

10. Давай = знак того, что пора заканчивать разговор (например, по телефону). Хорошо, я понял, давай. = Хорошо, я понял и хочу закончить разговор.

11. Давай = пока. Ну ладно, давай. = Ну ладно, пока.

Как изменяется глагол "давать"? Это глагол несовершенного вида, у него есть настоящее, прошеднее и будущее время.

Настоящее время: я даю, ты даёшь, он (она, оно) даёт, мы даём, вы даёте, они дают.

Прошедшее время: он давал, она давала, оно давало, они давали.

Будущее время: я буду давать, ты будешь давать, он (она, оно) будет давать, мы будем давать, вы будете давать, они будут давать.

Императив: давай, давайте.

nguồn internet
 

Kim Hoa

Thành viên thường
Xin chào cả nhà, mọi người giúp em phân biệt động từ chuyển động hoàn và chưa hoàn với :)

VD: Я ... (приезжал/приехал)в аэропорт за полчаса до прибытия самалёта из Москвы, чтобыть встретиться своего друга.Когда я ...(вошёл/входил)в здание аэропорта, я услышал ...бла бла бла.

Giúp em với ạ.
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Đông từ chuyển động hoàn và chưa hoàn thành thể có ý nghĩa tương tự như các động từ hoàn và chưa hoàn khác.

Động từ chưa hoàn thể
Động từ hoàn thành thể
1. Kết quả không lưu lại tại thời điểm nói.
- Вчера я приходил к бабушке. (Bây giờ tôi không còn ở nhà bà nữa)
2. Hành động lặp đi lặp lại.
- Каждое лето семья моей сестры приезжает ко мне в гости.
1. Kết quả hành động còn lưu lại tại thời điểm nói>
- Вчера я пришел к бабушке. (bây giờ tôi vẫn đang ở nhà bà)
2. Hành động diễn ra 1 lần, cụ thể.
- Он отошел от стола.
3. Hành động nối tiếp nhau:
- Мы зашли за Наташей и пошли в театр.
[TBODY] [/TBODY]
 

zaihanoi

Thành viên thường
Bạn hồng nhung cho minh hỏi thêm chút! Bình thường mình hay nói: тебе надо выйти на следующую остановку! ( mày phải xuổng ở bến tiếp theo đấy), nhưng hôm nay mình đọc đc trên mạng thì họ lại dùng выходить thay cho выйти. Bạn giải thích giúp mình với! Cảm ơn bạn trc nhé! :)
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Bạn hồng nhung cho minh hỏi thêm chút! Bình thường mình hay nói: тебе надо выйти на следующую остановку! ( mày phải xuổng ở bến tiếp theo đấy), nhưng hôm nay mình đọc đc trên mạng thì họ lại dùng выходить thay cho выйти. Bạn giải thích giúp mình với! Cảm ơn bạn trc nhé! :)

Mình chỉ biết là người Nga thường nói “Вам (тебе) выходить на cледующей остановке!” (“bến sau” để ở cách 6), còn tại sao dùng выходить mà không dùng выйти thì chịu, chả biết giải thích thế nào.
Cũng như muốn hỏi đứa bạn cùng phòng “Hôm nay có ai đến tìm tao không?” thì phải dùng động từ ở thể HB: “Cегодня ко мне кто-нибудь приходил?”.
 

zaihanoi

Thành viên thường
Mình chỉ biết là người Nga thường nói “Вам (тебе) выходить на cледующей остановке!” (“bến sau” để ở cách 6), còn tại sao dùng выходить mà không dùng выйти thì chịu, chả biết giải thích thế nào.
Cũng như muốn hỏi đứa bạn cùng phòng “Hôm nay có ai đến tìm tao không?” thì phải dùng động từ ở thể HB: “Cегодня ко мне кто-нибудь приходил?”.
Cảm ơn @masha90 nhé!
Tại sao mình lại hỏi như vậy?! Vì như mình được học thì động từ выходить dùng để chỉ hành động lặp lại nhiều lần hoặc hành động đang diễn ra tại thời điểm nói. Vậy nên mình thắc mắc hành động ra khỏi xe bus là hành động 1 lần sẽ dùng выйти. Mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cảm ơn @masha90 nhé!
Tại sao mình lại hỏi như vậy?! Vì như mình được học thì động từ выходить dùng để chỉ hành động lặp lại nhiều lần hoặc hành động đang diễn ra tại thời điểm nói. Vậy nên mình thắc mắc hành động ra khỏi xe bus là hành động 1 lần sẽ dùng выйти. Mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn!

Nếu bạn không có ý định làm luận án tiến sĩ về tiếng Nga thì tốt nhất là cứ nói như người Nga nói chứ không nên đau đầu tìm hiểu tận cội nguồn cho mất thời gian ra. Chẳng hạn như trong câu “Мы пошли другим путём” thì пошли có nghĩa là “khởi hành”, “bắt đầu đi”, còn trong câu “Ну, пошли!” thì пошли lại là mệnh lệnh thức “Chúng ta đi nào!”. Bây giờ mà ai hỏi “Sao người Nga lại dùng “пошли!” mà không dùng “пойдём!” thì tớ chỉ biết bảo: “Người Nga người ta nói thế!”.

Cũng như mèo đen thì gọi là “mèo mun”, chó đen thì gọi là “chó mực”, ngựa đen thì gọi là “ngựa ô”. Sao người ta không gọi là “ngựa mun, mèo mực, chó ô”? Có mà giời biết!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Tuy trả lời bạn như vậy nhưng mình vẫn nghĩ: “Tại sao thế nhỉ?”. Theo mình thì có lẽ là thế này: khi nói “Вам выходить на следующей остановке!” thì người nói chỉ muốn nhấn mạnh đến ý “ở bến tiếp theo” nên dùng động từ выходить biểu thị hành động “xuống xe” một cách chung chung chứ không dùng động từ выйти đòi hỏi phải có kết quả rõ ràng (nhất thiết phải xuống được [ra khỏi xe được]). Tức là trong trường hợp này cặp động từ выходить – выйти được sử dụng theo hướng “một hành động nào đó” chứ không theo hướng “một lần hay nhiều lần”.

Tất nhiên đấy là cách hiểu của mình, còn câu trả lời chính xác thì bạn phải chờ ý kiến của dân chuyên ngữ (bạn @Hồng Nhung chẳng hạn).
 
Chỉnh sửa cuối:

zaihanoi

Thành viên thường
Tuy trả lời bạn như vậy nhưng mình vẫn nghĩ: “Tại sao thế nhỉ?”. Theo mình thì có lẽ là thế này: khi nói “Вам выходить на следующей остановке!” thì người nói chỉ muốn nhấn mạnh đến ý “ở bến tiếp theo” nên dùng động từ выходить biểu thị hành động “xuống xe” một cách chung chung chứ không dùng động từ выйти đòi hỏi phải có kết quả rõ ràng (nhất thiết phải xuống được [ra khỏi xe được]). Tức là trong trường hợp này cặp động từ выходить – выйти được sử dụng theo hướng “một hành động nào đó” chứ không theo hướng “một lần hay nhiều lần”.

Tất nhiên đấy là cách hiểu của mình, còn câu trả lời chính xác thì bạn phải chờ ý kiến của dân chuyên ngữ (bạn @Hồng Nhung chẳng hạn).
Mấy bữa cứ bận việc nên bây giờ mới ghé vào forum. Cảm ơn @masha90 :D nhé qua giải thích của bạn mình cũng đã giải thích được phần nào thắc mắc của mình rồi :D
 

vananh1608

Thành viên thường
Các tiền bối có bài viết nào tổng quan nhất về động từ trong tiếng nga chia sẻ cho mình với. mình học các động từ riêng lẻ xong chang hieu nó thuộc nhóm nào: Hoàn, chưa hoàn, nhóm I, Nhóm II, chia thời này thời kia...
nói chung la loạn hết cả nên. haizzz
PS: thank all
 
Top