Kinh nghiệm lưu học

Burano_0

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Mình năm nay học đã được 4 năm ở Nga mà sao khi ngồi nghe lec-xi chỉ được cỡ 30 phút là mắt mũi lờ đờ rồi buồn ngủ kinh khủng nhiều lúc đổ tại giáo viên nhưng ngay cả những thầy cô giảng hay cũng chỉ được tầm nửa cặp. Lúc than thở với bạn bè thì hóa ra không chỉ mỗi mình bị thế. Mọi người có cách nào để nâng cao khả năng tỉnh táo trong giờ không ?? vì cái cảm giác lúc buồn ngủ ấy cũng chẳng dễ chịu gì mà bỏ phí nhiều kiến thức !!
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Kinh nghiệm của em năm nhất giờ sử là tránh ngồi gần khu học năng Toán,ngồi gần khu nào có khiếu các môn xã hội, các bạn chép mình sẽ chép. Còn cũng có luac khoảng 1 tiếng chịu k nổi e đứng lên xin hẳn thầy cho ra ngoài rửa mặt và làm viên Bounty ^^
 

Burano_0

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Tóm lại có lẽ lúc nào chuẩn bị buồn ngủ thì nên xin hẳn ra ngoài một lúc còn hơn cố chịu rồi ngủ gục lúc nào không biết.
 

Burano_0

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Dù sao đây cũng là cách đối phó chứ chưa chữa trị triệt để được có cách nào dần cải thiện khả năng ngồi nghe giảng. Ngày xưa ở nhà có ngủ thế này đâu sang đây day dứt mấy năm rồi chưa hết.
 

georu

Thành viên thường
Bây giờ đ/c phải xác định được nguyên nhân thì mới đề ra biện pháp được.
Về vđề sức khỏe: nên ngồi gần cửa sổ (thêm khí, bớt ngột ngạt), nên thủ chai nước theo để uống. Tập luyện hàng ngày để tăng khả năng hấp thụ oxi của cơ thể. Năng đi dạo, ra ngoài hít khí trời và tắm nắng. Uống cafe cho tỉnh trước khi vào tiết :D

Về vđề nghe ko hiểu nên dễ "gục": chủ đề quá mới mà mình ko chuẩn bị, gặp nhiều từ mới thì ko theo được là đương nhiên. Nên là phải cố gắng "đi trước một bước" về mặt ngôn ngữ thôi. Còn nếu chủ đề trong tầm với của mình thì nên thả lỏng một chút, đừng "gồng lên" quá (tức cứ cố phải nghe từng câu từng từ thì nhanh mất sức, ngta có đùa một tí nhưng chả liên quan gì đến bài thì bỏ qua cũng đc). Thỉnh thoảng thì thầm nói đùa với thằng bạn bên cạnh cũng là một cách để thư giãn :D

Chúc các đ/c sớm thoát cảnh khổ đau day dứt này)
 

Burano_0

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Cảm ơn đ/c nhiều !! Dẫu biết con đường con gian lao nhưng thấy đường đi là thấy đích rồi !!:61.jpg::61.jpg::61.jpg: sẽ cố tập luyện sau đó cho ra bí quyết chống ngủ gục đại cương.
 

Tom Wanderer

Thành viên thường
Chào các bạn,

Mong các bạn, những người đã và đang học ĐH ở Nga chia sẻ 1 cách cụ thể hơn được không ạ?
Các bạn có thể lấy cách học của các bạn để tư vấn cho mình cũng được, tuy mỗi người có 1 cách khác nhau nhưng khi có nhiều giải pháp để chọn lựa thì việc tổng hợp lại thành 1 cách học phù hợp cho bản thân mỗi người sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mong các bạn cứ chia sẻ thật lòng nhé :)
 

Quang

Thành viên thường
Em năm nay sang nga học năm dự bị pack fak đầu tiên học thì ghép chữ với đọc thì đọc đc nhưng chưa nhanh vì nhiều câu dài khó học . Sách thì có từ điển có để áp dụng việc tra nghĩa câu . Em học nhanh bị quên nghĩa câu và khó quá cứ phải giở lại xem qua mới nhớ . Em mong các anh chị chỉ em cách học tốt . Và chỉ cho em cách giao tiếp đặt trả lời cầu hỏi cơ bản cái như hỏi bạn từ đâu v.v.... Em cảm ơn nhiều :)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Khoảng 1-2 tháng đầu làm quen tiếng Nga mình cũng như bạn, rất nản, nhưng cần cù bù lại thì mình thấy ngôn ngữ nào cũng có cái hay của nó, chỉ cần bạn yêu thích và có hứng thú học là sẽ ổn.

Còn về kinh nghiệm học tập thì mình nghĩ không phải nóivtheem nữa, mời bạn vào mục Kinh nghiệm học tập xem từ A đến Zz luôn.
http://diendan.tiengnga.net/forums/kinh-nghiem-hoc-tieng-nga/
Các mẫu câu giao tiếp căn bản tiếng Nga bạn có thể xem tại đây, cụ thể câu của bạn là Откуда Вы/ты?
http://diendan.tiengnga.net/forums/giao-tiep-tieng-nga/
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Lời nói đầu: Có khá nhiều bạn hỏi mình về vấn đề du học tại Nga và các hình thức du học, nên hôm nay mình quyết định chia sẻ những gì mình biết về vấn đề này. Lưu ý: bài viết này mang tính chất tham khảo, dựa trên những gì mình biết và muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu các thành viên trong diễn đàn có thêm bất kỳ thông tin nào chính xác hơn về mục này, thì mình rất mong được mọi người đính chính và chia sẻ để mình và các thành viên khác hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hàng năm có 1 số lượng sv, thực tập sinh và nghiên cứu sinh sang Nga học tập và nghiên cứu. Trừ dạng tự túc, nghĩa là gia đình tự chủ kinh tế từ A đến Z (tiền học, tiền bảo hiểm, tiền sinh hoạt phí,...) thì có dạng học bổng nhà nước và học bổng của trưởng ở nước sở tại.
1. Học bổng nhà nước (học bổng của chính phủ Việt Nam): gồm học bổng Hiệp Định (322), học bổng theo ngân sách nhà nước (911) và Xử Lý Nợ. Đây là dạng học bổng toàn phần dành cho mọi đối tượng (sv, thực tập sinh và nghiên cứu sinh, cán bộ). Người đi học không mất tiền học phí, tiền bảo hiểm, tiền máy bay lúc sang bắt đầu khóa học và về lúc kết thúc khóa học, ngoài ra hàng tháng được nhà nước hỗ trợ 420$ tiền sinh hoạt phí và khoảng 150-200$ tiền bảo hiểm hàng năm.
1.1. Đối với học sinh và sinh viên như chúng ta, thì chủ yếu đi theo dạng Hiệp Định. Đối tượng dự tuyển:

Học sinh, sinh viên: (đạt đc 1 trong những yêu cầu sau) giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt,
  • đạt giải các kỳ thi Olimpic quốc gia;
  • có kết quả thi tuyển đại học và trung học phổ thông cao nhất;
  • đạt giải nhất giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học tại các trường đại học trong nước;
  • (chỉ dành cho sv) có kết quả học tập cao nhất học kỳ 1 đại học.
Những sinh viên, cán bộ học tập tại nước ngoài có kết quả học tập và nghiên cứu khoa học xuất sắc, được cơ sở đaò tạo nước ngoài tiếp nhận đào tạo chuyển tiếp lên bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ), có thể đăng ký dự tuyển học bổng chuyển tiếp sinh bằng ngân sách Nhà nước.
Thông báo làm hồ sơ xét duyệt học bổng thường vào tháng 3-4, kết thúc vào tháng 7. Trong thời gian này ứng viên có thể bổ sung hồ sơ dần dần (như giấy tốt nghiệp phổ thông đối với học sinh lớp 12)
Các nhóm ngành được đào tạo: khoa học kỹ thuật-công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội-nhan văn, nông-lâm-thủy sản, kinh tế quản lý, y-dược, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật.

1.2. Học bổng 911 dành cho:
  • giảng viên các trường đại học, cao đẳng, nghiên cứu sinh các viện ngiên cứu khoa học, sinh viên mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ đạt từ loại khá trở lên;
  • những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên đại học, cao đẳng sau khi đc đào tạo.
1.3. Học bổng dạng xử lý nợ: hiện tại dừng tuyển sinh.
2. Học bổng của trường ở nước sở tại: dạng học bổng 1 phần, nghĩa là người trúng tuyển không mất tiền học phí hàng năm, được nhận học bổng hàng tháng của trường (1200rup - 3000rup/tháng, tùy trường) nhưng phải tự chi trả tiền ở, tiền bảo hiểm và sinh hoạt phí hàng tháng. Học bổng này dành cho sinh viên học 4-5 năm và thạc sĩ. Tùy ngân sách và chủ trương của từng trường mà có dạng học bổng này. Hiện tại mình biết có trường đại học sư phạm quốc gia Tula mang tên L. Tolstoy có loại học bổng này, ngoài ra còn các trường khác nữa, các bạn trong diễn đàn biết thì bổ sung giúp mình nhé.
3. Dạng mua GOS: có nghĩa là bạn mua học bổng của nhà nước, giá vài nghìn đô. Bạn ko mất tiền học phí, được học bổng hàng tháng của trường bạn học, nhưng gia đình bạn sẽ phải tự chi trả tiền ở, đi lại, tiền bảo hiểm và sinh hoạt phí. Dạng này không yêu cầu đòi hỏi quá nhiều, có bằng tốt nghiệp phổ thông là được, đạo đức tốt.

Lời kết
: bạn nào đang có mong muốn được sang Nga du học thì hãy giữ vững quyết tâm và phấn đấu vì 1 tấm vé giáo dục miễn phí nhé!! Удачи!!
 
Top