Sưu tầm Bài học - Trọng âm

tuan anh

Thành viên thường
đây là bài mình sưu tầm được trên mạng và trong quá trình học, bài viết vẫn chưa hoàn chỉnh vì còn thiếu 1 phần "nhược âm", các bạn đọc và cho ý kiến bổ sung, nếu cần mình sẽ up phần nhược âm sau.

УДАРЕНИЕ


- слог – là âm tiết, đơn vị cấu tạo nên từ. Ví dụ “latinh” gồm 2 âm tiết la-tinh, хо-ро-шо (3 âm tiết). Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, 1 từ chỉ có 1 âm tiết, trong đó tiếng Nga, Anh, Pháp… là ngôn ngữ đa âm tiết. Trong tiếng Nga một từ có nhiều âm tiết sẽ có 1 âm tiết được nhấn mạnh, làm nổi bật lên khi phát âm, đó là âm tiết có chứa trọng âm.

- tính chất trọng âm:

+ cao độ

+ cường độ

+ trường độ

+ sự vắng mặt của nhược âm (Редукция)

- trên thế giới có một số ngôn ngữ trọng âm luôn rơi vào âm tiết cuối cùng của từ (tiếng Pháp - cigarette, tiếng Turk, tiếng Ba-Tư(Iran cổ đại), tiếng Armenia). Ngôn ngữ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 từ cuối trở lại (tiếng Ba Lan, Esperanto - Esperanto là một ngôn ngữ quốc tế do bác sĩ L.L. Zamenhof người Ba Lan sáng tạo năm 1887. Ông đã ý thức được những khó khăn trong giao tiếp giữa những người không nói cùng một ngôn ngữ.Mục đích của Esperanto là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp giữa các dân tộc trên thế giới và qua 125 năm sử dụng trong thực tế, nó đã trở thành một ngôn ngữ sống động, có khả năng thể hiện tất cả các sắc thái của tư tưởng.). Một số ngôn ngữ trọng âm nằm ở vị trí âm tiết đầu tiên (tiếng Séc, Phần Lan, Hungary, Iceland)

- ngoài ra một số ngôn ngữ không có trọng âm, thay vào đó là tone (ngữ điệu) đóng một vai trò quan trọng trong phát âm: tiếng Việt, Trung, Lào, Thái Lan.

- tiếng Nga, Anh và một số ngôn ngữ khác có trọng âm tự do, có thể ở tất cả các âm tiết trong một từ. Vì vậy việc xác định trọng âm trong tiếng Nga rất khó, không có một quy tắc cụ thể.

- tuy nhiên có một số trường hợp ta có thể xác định được trọng âm

+ trọng âm luôn rơi vào -ё-

+ tính từ có đuôi -ический

+ những từ có tiếp đầu tố вы- вЫжитъ — вЫжила, вЫлитъ —вЫлила, вЫзвать — вЫзвала, вЫход.

+ nếu trọng âm tính từ ngắn giống cái rơi vào đuôi –a thì ở dạng so sánh cũng ko đổi, tương tự với trường hợp trọng âm ở thân từ. Vd:

. сильнА — сильнЕе, больнА — больнЕе, живА — живЕе, стройнА — стройнЕе

. красИва — красИвее, протИвна — протИвнее.

+ một số động từ nguyên mẫu đuôi và động từ chia ngôi "он": проводить-проводит....

*lưu ý các trường hợp có trọng âm khác nhau:

- На дом(dùng trong “bài tập về nhà”, “gọi bác sĩ về nhà”…) - На дом (lên nóc nhà :))))

- начAтъся — началсЯ, началАсь, началОсь, началИсь;

- принЯться — принялсЯ, принялАсь, принялОсь, принялИсь.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top