Phim Biên giới quốc gia | Phim 3: Vùng biên cương phía Đông. Tập 2 | Phim lịch sử chiến tranh

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
CHÚC CÁC BẠN CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT
thật vui vẻ bên người thân và bạn bè

cùng Tập 2 Phim thứ 3 của "BIÊN GIỚI QUỐC GIA"
Có thể thấy không khí trong cộng đồng người Nga hải ngoại những năm 20-30 thế kỷ XX qua bài hát “Cô nữ sinh viên” (Институтка) - một ca khúc phổ biến của họ thời ấy (Lời Việt tôi tạm dịch để kịp làm Vietsub):

Anh đừng nhìn mọi thứ kiểu phán xét như thế,
Khi thấy điệu bộ của con bé đang đói này.
Chỉ sau hai mươi giây mà em đã chớm say,
Vì nếm một ly rượu vodka nấu từ chuối.
Vì em là nữ sinh viên, là con gái của quan thị vệ,
Là mảnh vỡ của quá khứ, là hồng ngọc nhuộm máu,
Bây giờ “tú ông “tú bà” là bầu không khí của em...
Chào đồng hương hải ngoại! Chào Cáp Nhĩ Tân tự do!

Tháng Mười cha tôi không cố sức để chạy đi,
Và cha tôi đã làm quá nhiều cho màu cờ trắng...
Thời hạn đã đến, và vang lên lệnh: "Bắn!"
Bản án của tòa án quân sự đã được thi hành.
Đây, em là nữ sinh viên, là con gái của quan thị vệ,
Là viên hồng ngọc đáng hổ thẹn của cha.
Cuộc đời không còn ý nghĩa hay mục đích nào nữa...
Chào đồng hương hải ngoại! Chào Cáp Nhĩ Tân tự do!

Đại tá, sao trên trán ngài nhiều nếp nhăn thế?
Hãy rũ sạch bụi đắng cho Tổ quốc yêu thương!
Chúng ta - những chiếc lá vàng tả tơi bị bão cuốn,
Và bất hạnh thay, đây là nỗi buồn ta đã trải qua ...
Vâng, em là gái làng chơi, là con gái của quan thị vệ,
Không ai có thể tha thứ và thương xót gì cho em!
Và không còn Chúa, không còn niềm tin nữa -
Chào đồng hương hải ngoại, một lời chào vĩnh biệt!

 

Nguyễn Khang

Thành viên thường
Xem bộ phim này , mới thấy trình độ tay nghề của các nhà điện ảnh Xô Viết mới điêu luyện tới mức nào. Mà đây chỉ là Belaruxfim thôi đấy,chưa nói gì đến Motxfim , Lenfim ,Rigioxkifim... Quang cảnh đất nước Xô Viết những năm đầu mới thành lập được tái hiện lại rất chân thực. Trang phục của quân đội Nga , Đức và sau này là Hồng quân đúng như những gì chúng tôi đã nhìn thấy trong sách báo , phim tài liệu và trong các Bảo tàng. Hình ảnh những nhân vật nổi tiếng và các hành động của họ như Stalin , Menzinxki được hóa trang như thật ,đặc biệt là cách phát âm tiếng Nga của Stalin mang nặng âm sắc Gruzia , cách ông ấy đánh diêm và rít thuốc lá… rất giống với đời thường. Điều đó càng làm bộ phim trở nên hấp dẫn…Tôi ước mơ , chúng ta có một bộ phim về đề tài gìn giữ biên cương có tầm cỡ như thế này. Thiếu gì những sự kiện hay như thế…
Về thành phố Kharbin , thì đối với những ai xem phim này lần đầu tiên sẽ có cảm giác đây là một thành phố Nga. Chính bạn tôi đã thốt lên : “ Ở đây , người da trắng nhiều hơn Trung Quốc ! “ .Hồi chúng tôi đi qua đây , chúng tôi cũng có dịp chiêm ngưỡng thành phố này. Quả thực , nó cũng khác với Bắc Kinh , Trường Xuân và một số nơi khác mà chúng tôi đã đi qua. Có vẻ như Kharbin sầm uất hơn, nhiều nhà máy hơn. Tại sân ga , nơi tàu dừng lại rất lâu để chất thực phẩm , tôi thấy đường tàu chi chít , công nhân và hành khách đi lại rất tấp nập.Cạnh đó có con sông gì ,không biết có phải là nhánh của sông Hắc Long Giang không , chúng tôi thấy có rất nhiều người dân đội mũ rơm rộng vành , vận bộ đồ xanh truyền thống thời CM Văn hóa vs câu cá. Một điều đặc biệt nữa là , tên một số đường phố , cửa hiệu ghi bằng 2 thứ tiếng : tiếng Trung ở phía trên , tiếng Nga ở dưới. Tôi để ý thấy có nhiều ngôi biệt thự xây theo kiểu châu Âu , nhiều nhà thờ Thiên chúa…
Vào những năm đầu 80 của thế kỷ trước ,chúng tôi cũng đã được xem vài tập đầu của bộ phim này trên TV , trong đó có phim “ Biên giới phía Đông”, qua tìm hiểu thêm , chúng tôi mới biết đây là một thành phố rất đặc biệt.Theo đó , Kharbin được thành lập vào năm 1898. Một trong số những người sáng lập ra thành phố này là kiến trúc sư người Nga tên là Nhicolai Xergeyevich Xviagin. Thuở sơ khai , nó chỉ là nhà ga và nơi ở của các công nhân đường sắt Nga đang làm các con đường sắt vươn tới Trung Quốc và các khu vực Viễn Đông theo lệnh của chính phủ Nga hoàng. Ban đầu Kharbin chỉ nhỏ vậy thôi , chứ nó lớn nhanh như thổi. Trước năm 1917 , thành phố đã có tới trên 100.000 dân , trong đó 40.000 là người Nga. Sau Cách mạng tháng 10 , người Nga chạy sang đây càng đông . Chủ yếu là các sĩ quan Bạch vệ , địa chủ , tư sản , chính khách bất mãn với chính quyền Xô Viết. Toàn những người giàu có thôi , và họ cũng có công đáng kể phát triển , xây dựng thành phố này về mọi mặt trở nên phồn vinh hơn. Chính điều đó đã giải thích vì sao , nhà cửa , công sở , tín ngưỡng ở thành phố này mang dáng dấp Nga…
Thật kinh ngạc , cho tới 1924 có tới hơn 100.000 người Nga sinh sống tại đây , trong khi đó tổng số dân trong nội đô Kharbin chỉ trên dưới 130.000-135.000. Đây cũng là một hiện tượng lạ. Thành phố do người Nga xây dựng , dân số chủ yếu là người Nga mà lại mọc trên đất Trung Quốc .
Cái thời mà tập 2 “ Biên giới phía Đông “ tái hiện một cách rất chân thực cuộc sống và hoạt động của những người Nga ngoại kiều ở đây , đặc biệt là chống phá chính quyền xô viết ở bên kia biên giới.
Vâng , cái ngày ấy , thành phố Kharbin có thể gọi là đô thị Quốc tế. Người Nga đã chọn nó làm cơ sở quản lý của họ trên tuyến đường sắt này. Tuyến đường sắt Đông Trung Quốc mở rộng tuyến đường sắt xuyên Sibir: giảm đáng kể khoảng cách từ Chita đến Vladivostok và cũng nối liền thành phố cảng Dalny (Đại Liên) và cảng cơ sở hải quân Nga Arthur (Lữ Thuận Khẩu). Để phát triển hệ thống đường sắt Đông Trung quốc , công nhân nhiều dân tộc đã sống và làm việc tại đây : Nga , Hán , Mãn , Do Thái , Ba Lan , Nhật Đức , Tacta , Latvia , Gruzia , Estonia, Armeni , Ucraina ,Baskis…
Trải qua hơn 100 năm , thành phố Kharbin ngày nay là thành phố hơn 10 triệu dân , đứng thứ 8 Trung quốc về dân số , là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và truyền thông quan trọng ở Đông Bắc Trung Quốc, cũng như một cơ sở công nghiệp quan trọng của quốc gia. Kharbin có biệt danh "hòn ngọc trên cổ thiên nga" vì hình dáng sông Hắc Long Giang giống như một con thiên nga, hoặc "Moskva phương Đông" hay Paris phương Đông" do kiến trúc của nó. Kharbin có biệt danh là Thành phố Băng để chỉ sự phát triển du lịch và những hoạt động giải trí mùa đông nổi tiếng của nó. Đáng chú ý là lễ hội điêu khắc băng của thành phố vào mùa đông hàng năm mà chúng ta thường thấy.Không những thế , thành phố Kharbin đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng trong thương mại Trung-Nga ngày nay, có một số lượng lớn người di cư từ Nga. Trong những năm 1920, thành phố được coi là kinh đô thời trang của Trung Quốc kể từ khi những nhà thiết kế từ Paris và Moscow đến đây đầu tư trước khi đến Thượng Hải. Thành phố đã được Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc bình chọn là "Thành phố du lịch hàng đầu Trung Quốc" năm 2004. Ngày 22 tháng 6 năm 2010,Kharbin tức Cáp Nhĩ Tân được vinh danh là "Thành phố âm nhạc" của Liên hợp quốc.
 
Top