Phim Biên giới quốc gia | Phim 6: Sau hào quang chiến thắng. Tập 2 | Phim lịch sử chiến tranh

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Mời các bạn nghỉ cuối tuần với tập 2 bối cảnh về biên giới phía Tây LX – vùng Tây Ukraina bây giờ. Ta để ý, cậu bé Pavel, có bố là người dân ở vùng biên chết trong chiến tranh, được Thiếu tá Ilia Sushensov nuôi nấng như là con nuôi (từ phút 35:30 đến 37:15), sẽ là nhân vật chính trong phim tiếp theo.


Có bạn hỏi về phim “Soviet Storm”, xin trả lời chung.
Phim gốc do Starmedia của Nga sản xuất nhân kỷ niệm 65 năm Chiến thắng có tên “Великая война” (Cuộc chiến tranh vĩ đại). Sau đó phim được kênh The History Channel mua quyền trình chiếu và họ cùng BBC lồng tiếng Anh toàn bộ phim và đặt tên là “Soviet Storm: World War II — In The East” (Bão tố Xô Viết: Chiến tranh Thế giới II - Ở phương Đông). Theo nhiều nhà quan sát, trong phim tiếng Anh nhiều đoạn không giữ nguyên tinh thần như trong phim gốc, lời thoại của các nhân vật và cả thuyết minh dịch không chính xác, phản ảnh không thật đầy đủ ý chí và bối cảnh như trong bản gốc tiếng Nga. Họ không giữ lại bản quyền của Starmedia, đầu phim ghi lập lờ nhà sản xuất (nhưng đây là nhà lồng tiếng), lấy tên phim khác ngụ ý như Liên Xô chỉ đánh phát xít ở phía Đông còn phía Tây do Mỹ và Anh đảm nhiệm... Vì lý do đó, Starmedia kiện nên Youtube đã xóa tất cả các phim “Soviet Storm”, trên đó chỉ còn bản gốc tiếng Nga.
Hồi phim mới trình chiếu ỏ Nga, nhiều bài viết của VN ta về phim này, trong đó có cả bài khá dài trên báo Quân đội ND, và mấy bản Vietsub, đều dựa vào bản phim tiếng Anh “Soviet Storm” nên cũng truyền tải đến khán giả tinh thần như The History Channel và BBC mong muốn. Lúc đó tôi đã định làm Vietsub 18 tập bản gốc tiếng Nga phim này, nhưng thấy các bản Vietsub dịch từ phim tiếng Anh nên sợ mình sẽ uổng công. Với lại, trong phim gốc cũng không ít “sạn”, nhiều khán giả Nga am hiểu chỉ ra đến vài chục “hạt sạn”, chẳng hạn như:
Sai sót về vũ khí: Trong phim, ở pháo đài Brest năm 1941 đã dùng pháo 76 mm ZiS-3, nhưng pháo này chỉ được trang bị cho quân đội LX từ đầu vào năm 1942. Hoặc pháo chống tăng 75 mm của Đức PaK.40 được quân Đức thay thế pháo PaK.38 vào mùa hè năm 1942 nhưng trong phim PaK.40 lại có trong trận đánh năm 1941. Xe tăng của LX cũng bị nhầm lẫn về thời gian trang bị.
Sai sót về chi tiết lịch sử: Trong tập 18 "Cuộc chiến với Nhật Bản", lời thuyết minh về tiểu sử của Thủ tướng Nhật năm 1945 Kantaro Suzuki nhưng lại đọc tiểu sử của Thủ tướng Nhật giai đoạn 1980-1982 là Dzenko Suzuki (vì 2 ông có họ trùng nhau). Hoặc trong tập 4 “Bão táp” nhầm ảnh của tướng Georg Reinhardt, chỉ huy sư đoàn tăng của Đức, với ảnh của tướng Đức Reinhard Heydrich. Ngay cả sự kiện về LX cũng có chỗ thiếu chính xác: Trong tập 5 “Leningrad”, lời thuyết minh nói Leningrad bị phong tỏa trong 882 ngày, nhưng thực tế là 872 ngày (ít hơn 10 ngày, từ 08.09.1941 đến 27.01.1944)…
 

natomedia

Thành viên thường
Cảm ơn bác em cũng chỉ được xem bản từ tiếng Anh cụ thể không rõ mô tê gì nhưng nhiêu đó đã đủ thấy vĩ đại của Liên Xô rồi chứ các nhà rân chủ phương tây thì vẫn kiểu nhồi sọ của họ thôi chúng nó giờ qua VN không dám nói chuyện tự do thông tin hay nhân quyền với mình vì em phản ứng lại luôn chính quyền cũng nhồi sọ chúng mày còn hơn cả bên tao.
 
Top