Biên giới quốc gia (Государственная граница) 1980-1988

Status
Không mở trả lời sau này.

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
NHÂN NGÀY THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM
xin chúc mừng và có chút quà nhỏ gửi đến các bạn đã và đang phục vụ trong quân đội, các bạn có người thân và bạn bè đã ngã xuống trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc: Phần giới thiệu Phim lịch sử chiến tranh “BIÊN GIỚI QUỐC GIA” (33 phút).
Tóm tắt sự kiện:
Phim thứ 1: CHÚNG TA - NHỮNG NGƯỜI LÍNH MỚI. Tp. Petrograd (tên gọi Leningrad trước năm 1917), khoảng thời gian từ đêm 6.11.1917 (đêm trước CMT10) đến giữa 1918. Thành lập bộ máy Cơ quan biên phòng của chính quyền Xô Viết non trẻ nhờ sự tham gia của cựu sĩ quan Quân đoàn biên phòng Nga Hoàng xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
Phim thứ 2: MÙA HÈ BÌNH YÊN NĂM 21. Biên giới với Ba Lan, năm 21, cuộc chiến của sĩ quan Đặc ủy (Чрезвычайная комиссия, ЧК, tiền thân của KGB sau này) với tình báo nước ngoài hoạt động dưới dạng băng cướp giết hại cán bộ cốt cán và gây bất ổn ở biên giới phía Tây Liên Xô.
Phim thứ 3: VÙNG BIÊN CƯƠNG PHÍA ĐÔNG. Năm 1929, nữ sĩ quan Đặc ủy xâm nhập vào hàng ngũ quân Bạch vệ Nga và Trung quốc ở Cáp Nhĩ Tân, phá tan nhiều âm mưu khiêu khích ở vùng biên giới Xô-Trung.
Phim thứ 4: CÁT ĐỎ. Đầu những năm 30, Trung Á, sĩ quan biên phòng biệt phái đến Turkestan để tiêu diệt băng cướp Basmachi hùng mạnh cuối cùng đã làm mưa làm gió vùng cao biên giới trong nhiều năm.
Phim thứ 5: NĂM BỐN MƯƠI MỐT. Những người lính biên phòng Liên Xô đã hứng chịu cú đánh phủ đầu của phát xít Đức trong những ngày đầu tiên của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Phim thứ 6: SAU HÀO QUANG CHIẾN THẮNG. Năm 1946, Thế chiến II kết thúc, bộ đội biên phòng Liên Xô chiến đấu với các băng đảng của tổ chức dân tộc cực đoan OUN của Ukraina hoạt động mạnh ở vùng biên giới Liên Xô-Ba Lan, bắt trùm mạng lưới điệp viên của Đức Quốc xã đang ẩn náu cùng sĩ quan tình báo Mỹ.
Phim thứ 7: LUỒNG GIÓ MẶN. Estonia, năm 1959, Hải đội biên phòng Liên Xô triệt phá nhóm biệt kích do tình báo nước ngoài ném xuống cảng biển để phá hoại quân cảng và vùng biên giới phía Bắc.
Phim thứ 8: Ở BIÊN GIỚI XA XÔI. Tiền đồn biên giới phía Nam những năm cuối 70, bộ đội biên phòng Liên Xô đã vô hiệu hóa điệp viên của cơ quan tình báo phương Tây và tìm ra khối thiết bị điện tử chứa dữ liệu về các công trình quân sự chiến lược bí mật ở Liên Xô.
P.S. Mỗi tập phim dài hơn 1 tiếng, lời dẫn nhiều, làm Vietsub tốn nhiều thời gian hơn hẳn. Nếu mỗi tuần không ra kịp 1 tập, các bạn thông cảm nhé

 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Chúng ta cùng tiễn đưa năm cũ 2018 bằng
Phim thứ 1: CHÚNG TA - NHỮNG NGƯỜI LÍNH MỚI. Tập 1
của phim bộ "BIÊN GIỚI QUỐC GIA".
Những ngày sau CMT10, chính quyền Xô Viết non trẻ không thể hiểu được chức năng, bộ máy lực lượng biên phòng. Trong bối cảnh đó, nhờ lòng yêu nước chân chính, 1 cựu sĩ quan Quân đoàn biên phòng Nga Hoàng xuất thân từ tầng lớp quý tộc đã có những hành động vì Tổ quốc đầu tiên...
LƯU Ý: Theo yêu cầu của một số bạn, và bản gốc phim này không bị hạn chế tải, nên các bạn có thể tải thẳng ở trang phim về máy của mình.

 

hữu ngoạn

Thành viên thường
xem những hình ảnh của con người nga từ thời gian khó khăn ngày xưa bảo vệ xây dựng tổ quốc của họ cũng vô cùng gian nan .ngẫm lại chúng ta xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng từ hai bàn tay trắng .đói rét loạn lạc bao nhiêu năm . đến hôm nay đất nước ta hòa bình độc lập cuộc sống nhân dân đã no đủ . chúng ta cần biết ơn các anh hùng liệt sĩ các nhà cách mạng đã hy sinh vì tổ quốc hôm nay. xin cám ơn anh Dmitri Tran giúp tôi tìm lại ký ức xa xưa. chúc anh hạnh phúc.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Mời các bạn nghỉ cuối tuần với
Tập 2 Phim 1 "Chúng ta - Những người lính mới"
của "BIÊN GIỚI QUỐC GIA".
Kết thúc tập là giữa năm 1918, khi V.I.Lênin trực tiếp gặp lãnh đạo Tổng cục Biên phòng GPU tại điện Smolny để kiện toàn bộ máy, thành lập Đặc ủy (ChK - tiền thân của KGB sau này) và đặt công tác biên phòng dưới sự lãnh đạo của Đặc ủy. Đây là chủ trương rất sáng suốt, đem lại sức mạnh và sự tinh nhuệ của toàn bộ lực lượng biên phòng Liên Xô sau này.

 

nguyenhungthaiduong

Thành viên thường
.xem phim nay moi thay, khong de gi tu bo quyen loi cua minh. Nhung nguoi thuc su vi To quoc minh co the lam tat ca. Vi dai thay nuoc Nga. Vi dai thay nhung con nguoi luon lam viec vi loi ich cua to quoc minh.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Ta cùng nghỉ cuối tuần với
Phim thứ 2: "MÙA HÈ BÌNH YÊN NĂM 21".Tập 1
của "BIÊN GIỚI QUỐC GIA".
Biên giới phía Tây Liên Xô tiếp giáp với Ba Lan, năm 21, cuộc chiến của sĩ quan Đặc ủy (Чрезвычайная комиссия, ЧК, tiền thân của KGB sau này) với tình báo nước ngoài chỉ đạo các băng cướp giết hại cán bộ cốt cán và gây bất ổn ở vùng biên giới.

 
Chỉnh sửa cuối:

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Ta cùng nghỉ cuối tuần vui vẻ với
Tập 2
Phim thứ 2: "Mùa hè bình yên năm 21"​
của "BIÊN GIỚI QUỐC GIA".


Có bạn hỏi, tôi trả lời lại: Vì lý do bản quyền Youtube chặn phim này rất ngặt, chỉ cho 2 kênh của hãng phim đăng bản phim tiếng Nga. Ngoài ra, nhiều phim khác đăng 2-3 năm trước, không hiểu vì lý do gì cũng bị Youtube xóa nhiều tập. Chính vì vậy, chúng ta phải xây dựng trang web Phimnga.com để không bị phụ thuộc vào họ.
 

Nguyễn Khang

Thành viên thường
Cảnh trong phim có lẽ là TP Brext hoặc vùng lân cận. Ở đó có con sông Bug nho nhỏ và xinh xắn. Năm 1983 chúng tôi cũng có đến TP Brext 3 tháng và sống ở ngay khách sạn Bug nên hay mò ra đấy chơi. Tôi còn nhớ , ở đấy có cây cầu bắc qua sông mà có tàu hỏa đi qua.Có lẽ cảnh trong phim là chính cái cái cầu ấy chăng ? Dân 2 nước qua lại rất đông . Vùng này , ý tôi nói cả bên bờ Tây và Đông , dân chúng họ hàng với nhau rất mật thiết , nên đi lại cái thời Chính quyền Xô Viết mới ra đời dễ như ta với Lào thời chống Mỹ. Dân Ba Lan hay sang bên Belaruxia mua thực phẩm vì hồi ấy bên Ba Lan bị khủng hoảng nên khan hiếm thực phẩm. Họ cũng hay mua máy ảnh Zenit của LX. Còn các công dân LX hay mua bên Ba Lan quần bò , áo phông...Quan hệ 2 nước cũng tốt. Tôi không biết nói thế nào... Chúng tôi có gặp gỡ các chiến sĩ Biên phòng đồn trú ở đó . Họ nằm trong BV Quân y gần đó. Họ nói rằng , tuy là anh em nhưng thỉnh thoảng cũng bắn nhau ra trò bên 2 bờ sông Bug . Tất nhiên chỉ bằng súng ngắn hay AK thôi . Bắn lên trời cũng có , bắn dọa cũng có và sát thương nhau cũng có. Tôi đã trực tiếp nói chuyện với vài người lính bị thương ở đó. Bạn nào đến đây nên ghé vào thăm Pháo đài Bretxt - một pháo đài hiện thân của lòng quả cảm và anh hùng của những con người Xô Viết...
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Ta bắt đầu
Tập 1 Phim thứ 3: "Vùng biên cương phía Đông"
của "BIÊN GIỚI QUỐC GIA"
.​
Có thể thấy, từ thời Nga Hoàng, Trung Quốc đã có dã tâm thâu tóm các vùng lãnh thổ LX nằm sát biên giới Xô-Trung. Phim phản ánh cuộc chiến của tình báo và lực lượng biên phòng LX chống quân Quốc Dân Đảng với sự giúp đỡ của Bạch vệ Nga và người Nga hải ngoại ở Cáp Nhĩ Tân trong những năm 20-30 thế kỷ XX. Âm mưu lấn chiếm vùng biên giới Xô-Trung của TQ kéo dài cho đến tận năm 1969 khi diễn ra sự kiện Damansky.


Nhân đây, xin kể chuyện CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI XÔ-TRUNG NĂM 1969 mà bản thân tôi suýt là nạn nhân trò "chơi đểu" của Trung Quốc.
Đảo Damansky (tiếng Trung: Trân Bảo) là hòn đảo nhỏ không có người ở trên sông Ussuri, một nhánh của Hắc Long Giang. Theo thỏa thuận của Nga Hoàng, đường biên giới giữa hai nước chạy theo bờ sông bên Trung Quốc, nghĩa là hòn đảo trên thực tế lịch sử thuộc lãnh thổ Liên Xô.
Đầu năm 1969, Trung Quốc đã lên kế hoạch bí mật bất ngờ đưa quân lên đảo, nhanh chóng chiếm đóng và thu dọn chiến trường để sau đó khẳng định chủ quyền trên đảo trước thế giới.
Vào một đêm tháng 3 năm 1969 Trung Quốc bí mật tập hợp lực lượng tinh nhuệ khá lớn trên bờ bên Trung Quốc. Trong lúc đó Bộ tư lệnh quân khu Thái Bình Dương của LX hầu như không có một động thái tăng cường các hoạt động cảnh giới gì. Khi quân TQ tràn ra đảo, lính biên phòng tại chỗ của LX đã chiếm lĩnh vị trí chiến đấu và đánh trả quyết liệt. Đến quá trưa, lực lượng biên phòng LX đã chiếm lại đảo.
Khoảng 2 tuần sau quân TQ chuẩn bị kỹ hơn đã chiếm lĩnh các hỏa điểm then chốt trên đảo và củng cố công sự vững chắc. Tuy bị tổn thất nặng nề về binh lực, Mátxcơva vẫn chưa quyết định đưa lực lượng quân đội vào tham chiến. Quan điểm của LX rõ ràng: chỉ lực lượng biên phòng giải quyết, nếu đưa quân đội thường trực vào trận thì sẽ làm tăng thêm cường độ, có thể trở thành xung đột vũ trang và chiến tranh nhỏ khu vực.
Khoảng giữa năm 1969, Chính phủ LX gửi công hàm cho phía Trung Quốc, trong đó nghiêm khắc cảnh báo phải ngăn chặn các hoạt động khiêu khích trên tuyến biên giới, và cảnh báo, trong trường hợp tiếp tục tiến hành các hoạt động xâm chiếm chủ quyền, LX sẽ giáng cho kẻ xâm lược những đòn quyết liệt.
Trong mấy tháng đầu năm 1969 quân TQ xâm nhập nhiều nơi khác trên biên giới Xô-Trung, chiếm đảo trên sông Amua và cả các vùng giáp ranh khác. Trong khi đó, xung đột trên đảo Damaski cũng liên tục diễn ra. Đến giữa tháng 6 năm 1969, lần thứ hai LX đưa hệ thống pháo phản lực Grad đến khu vực Damasky với mục đích để thử nghiệm vũ khí mới. Ngoài lực lượng pháo binh, còn có các chuyên gia về không gian vũ trụ phụ trách các chương trình tác chiến trên khoảng không thượng tầng khí quyển. Nhưng mục đích sâu xa răn đe TQ vàà thúc đẩy Bắc KInh bắt đầu đàm phán hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp. Đến tháng 9, 10 năm 1969, bắt đầu là các cuộc đàm phán bí mật giữa 2 Thủ tướng LX và TQ, sau đó là các cuộc đàm phán chính thức giải quyết vấn đề biên giới Liên xô – Trung Quốc.
Bên cạnh lấn chiếm biên giới, TQ còn "chơi xấu" với các nước thân LX, với cả Việt Nam ta, bất kể họ cùng phe XHCN với mình. Hè năm 69, lưu HS ta tập trung tại Hà Nội chuẩn bị sang du học tại LX và các nước Đông Âu. Đáng lý đi tàu hỏa qua TQ như mọi năm thì lúc đó, vì "tức" LX nên TQ cấm tàu VN qua các cửa khẩu TQ, về thực chất là cấm vận VN bằng đường tàu hỏa. Vì vậy hơn 2.000 lưu HS chúng tôi bị mắc lại ĐHBK, Bộ ĐH đã lên phương án cho học trong nước và bảo lưu kết quả đi nước ngoài sang năm sau.
Tuần lễ cuối cùng của tháng 8, mọi người đã nản vì chỉ còn vài ngày là Năm học mới. Đùng một cái, có thông báo đêm mai đi, chúng tôi chuẩn bị valy nhưng không biết sẽ đi kiểu gì vì Bộ ĐH giữ bí mật. Đến lúc tàu qua cầu Long Biên rồi, họ mới thông báo tàu đi Hải Phòng. Đến HP chúng tôi mới biết là LX đã điều tàu "Vladimir Ilich", chiếc tàu du lịch tiện nghi nhất và lớn nhất của LX lúc đó, có thể chở tới 3.000 hành khách du lịch quanh thế giới 1 tháng. Hơn 2.000 đứa chúng tôi đã lên con tàu như vậy, 8 ngày lênh đênh trên biển, đến cảng Nakhodka rồi Vladivostok, sau đó đi tàu hỏa xuyên Siberia đến Mátxcơva.
 
  • Like
Reactions: H Q

Nguyễn Khang

Thành viên thường
Vâng , đúng như Dmitri Tran đã cho biết - vùng Viễn Đông này từ thời Nga Hoàng cho tới chính quyền Xô Viết luôn xảy ra xung đột và tranh chấp. Năm 1977 khi chúng tôi đi tàu liên vận qua Mãn Châu Lý cũng đã nhìn thấy sự căng thẳng rồi.Tôi nhìn thấy trên biên giới 2 nước chữ CCCP to đùng cỡ chục cái nong phơi lúa , cạnh đó là hàng rào thép gai chạy dọc tưởng như vô tận...Vào cái thời gian đó quan hệ Việt Xô cực kỳ tốt , ngược lại quan hệ Việt Trung xấu đi từng ngày. Cứ nhìn thái độ phục vụ của các nhân viên đường sắt thì rõ. Chỗ ga giáp ranh hai nước ,tàu dừng lại để thay cỡ đường ray , các NV đường sắt LX nhìn chúng tôi bằng con mắt hồ hởi , thân tình , còn các NV TQ nhìn lạnh băng và cau có...
Năm 1981 , chúng tôi có dịp qua Khabarovxk và có gặp gỡ một số sĩ quan Xô Viết đang công tác tại đây. Cùng là lính pháo cả nên chúng tôi dễ trò chuyện. Họ cho chúng tôi biết rằng , năm 1969 tại vùng biên giới dọc theo sông Amur ( Hắc Long Giang ) , quân hai nước giã nhau ra trò.Phía LX vác cả BM-21 ( Grad), tức pháo phản lực 40 nòng cỡ vài trung đoàn tham chiến. Các anh ấy nói rằng , pháo kích vào đảo với hỏa lực mạnh đến nỗi tưởng như san cả cái đảo ấy bằng với mặt nước. Chưa hết hồi ấy quân đội LX còn đưa xe tăng T-62 hiện đại nhất lúc bấy giờ vào để thử.
Lực lượng Xô Viết tuyên bố rằng Trung Quốc thiệt mất 800 người trong khi Xô Viết chỉ có 60 chết hoặc bị thương. Trung Quốc tuyên bố chỉ mất vài mạng người, ít hơn nhiều so với thiệt hại của Liên Xô. Đụng độ giữa hai bên tiếp diễn qua mùa xuân và mùa hè năm đó.
Chỉ khi Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin viếng thăm Bắc Kinh trên đường trở về sau tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hà Nội thì một giải pháp chính trị đã làm nguội dần tình hình. Tranh chấp biên giới tạm ngưng, nhưng chưa thật sự được dàn xếp ổn thoả, và cả hai phía tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự của họ dọc theo biên giới...
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top