Phim Cuộc chiến vì Mátxcơva (Битва за Москву) - Tập 1

vami8579

Thành viên thường
Phim quá hay bác Trần ơi, sớm ra tập tiếp cho chúng em xem nhé bác. Thank bác và mọi người nhiều! Chúc mọi người luôn sức khỏe và có nhiều giá trị như thế này cho những người yêu phim chiến tranh Nga xem. Thank nhiều!
 

lê thu yên

Thành viên thường
“Uống nước nhớ nguồn”, những giá trị sâu sắc. Cho dù cuộc sống hiện tại còn nhiều vấn đề cần bàn, nhưng những giá trị lịch sử bi hùng đó mãi trường tồn theo thời gian.
Cám ơn Ban biên tập đã giúp những người thế hệ hậu chiến như mình có thêm sự hiểu biết về lịch sử hơn thông qua các bộ phim lịch sử bi hùng này. Dân tộc nga thật vĩ đại và hiền hậu. Cám ơn rất nhiều về tất cả
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Nếu các mặt trận báo cáo đúng sự thật thì ko phải tổn thất lớn như thế.


Trong những tháng đầu của cuộc chiến quân đội Liên Xô bị tổn thất lớn vì nhiều lý do:

1) Trước khi xảy ra chiến tranh không lâu tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đã có một cuộc tập trận giả định trên sa bàn. Đại tướng Zhukov được chỉ định cầm “quân xanh”, tức là đóng vai Tư lệnh quân đội Đức. Các tướng lĩnh cao cấp quân đội LX và cả Stalin đều cho rằng hướng tấn công chính của quân Đức trong trường hợp nổ ra chiến tranh sẽ là Ucraina (địa hình rộng rãi bằng phẳng, có thể tập trung lực lượng lớn tiến nhanh), còn hướng trung tâm (Belorussia) và hướng bắc (Litva, Latvia) chỉ là phụ vì vùng Belorussia nhiều đầm lầy, chỉ có thể tiến quân dọc theo các trục đường giao thông (LX dễ phòng thủ), vùng Litva + Latvia thì xa trung tâm, không có các cơ sở kinh tế quan trọng. Zhukov tập trung lực lượng lớn lên cánh quân phía bắc, tiến như chẻ tre rồi vòng xuống phía nam tập hậu quân khu Belorussia, bao vây và tiêu diệt quân khu này, đẩy phía LX vào tình huống rất bất lợi. Mặc dù đã có cuộc diễn tập đó nhưng Bộ Tổng tham mưu quân đội LX vẫn không tin là quân Đức sẽ đánh như Zhukov, vẫn tập trung lực lượng lớn phòng thủ hướng Ucraina. Khi chiến tranh nổ ra thì quân Đức đánh hệt như kế hoạch của Zhukov trước đó khiến Bộ Tổng tham mưu LX rất lúng túng, bị động.

2) Mặc dù có nhiều tin tình báo cho biết Đức tập trung lực lượng lớn gần biên giới LX, thậm chí có những tin cho biết Đức sẽ tấn công vào tháng 4, rồi tháng 5.1941, nhưng Stalin vẫn cho rằng đấy chỉ là mẹo nghi binh của Đức để Anh lơ là rồi Đức bất chợt đổ bộ xơi gọn nước Anh. Tất nhiên Stalin không loại trừ khả năng Đức sẽ đánh LX thật, nhưng Stalin cho rằng khả năng này không lớn vì: a) Đức không dám mạo hiểm tấn công LX khi chưa giải quyết xong nước Anh ở phía sau; b) nước Anh đã bị Đức đánh phá tan hoang bằng bom bay và không quân, Đức không dại gì tha cho Anh để Anh hồi phục mà phải nhân đà này đập cho Anh chết hẳn, chiếm lấy ngành công nghiệp cùng tài nguyên của nước Anh, củng cố cho thật khoẻ rồi mới đánh LX cho chắc ăn; c) Giữa LX và Đức có Hiệp ước Molotov-Ribbentrop không xâm phạm lẫn nhau, Đức vẫn mua của LX lúa mì, than đá, dầu lửa, sắt thép, quan hệ bề nổi giữa hai bên vẫn tốt đẹp (ngày 21.6 tàu hoả LX vẫn chở lúa mì sang cho Đức, trước đó các đoàn tướng lĩnh vẫn qua lại học hỏi lẫn nhau, Đức biết rõ LX nhiều xe tăng, máy bay hơn hẳn Đức [nên Đức sẽ không dám đánh ngay bây giờ mà phải 1-2 năm sau!], Đức cho LX tham quan các nhà máy hiện đại nhất của Đức, tặng cho LX những mẫu máy bay và xe tăng mới nhất của Đức [Hitler cho rằng chỉ cần 2-3 tháng là chiếm xong LX, vì thế không cần giấu, đằng nào LX cũng không sản xuất kịp xe tăng và máy bay theo mẫu của Đức, hơn nữa lại càng làm cho Stalin tin tưởng rằng Đức sẽ không đánh LX – là bạn thì mới tặng cho những mẫu vũ khí mới nhất chứ!], thêm vào đó là Hitler định đánh LX vào tháng 3.1941 thật, nhưng y chưa thật yên tâm với các mẫu xe tăng mới Pantzer-IV và Ferdinand (đạn T-34 xuyên thủng tháp pháo 2 loại xe này của Đức ở khoảng cách 400m) nên y ra lệnh cho các nhà máy cấp tốc chỉnh sửa và chế tạo thêm xe tăng với vỏ thép đủ dày, các nhà máy của Đức hoạt động 3 ca hết công suất vẫn không kịp, Hitler phải lùi kế hoạch sang tháng 4, rồi tháng 5, rồi tháng 6, Stalin nhiều lần nhận tin tình báo thấy đều không đúng thì càng tin rằng đây là đòn nghi binh của Đức chứ ý đồ thật của Đức vẫn là đánh Anh chứ không phải đánh LX.

3) Tất nhiên Stalin vẫn có ý đề phòng nên giục Bộ Tổng tham mưu tích cực chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng luôn nhắc đi nhắc lại là phải làm mọi việc hết sức lặng lẽ và bí mật, không được chuyển quân rầm rộ kẻo Đức lấy cớ LX khiêu khích và đánh thật. Chính vì thế nên mọi việc triển khai rất chậm, loại xe tăng T-34 mới nhất chế tạo được 800 chiếc thì vẫn để ở Kharkov, không chuyển đến biên giới, các xe tăng T-26 và máy bay La-9 thua kém xe tăng và máy bay Đức thì có rất nhiều ở các quân khu gần biên giới, nhưng mỗi xe tăng hoặc máy bay chỉ có đúng 1 cơ số nhiên liệu và 1 cơ số đạn dược. Thêm vào đó là tư lệnh các quân khu gần biên giới thấy Đức mãi không đánh thì sinh ra chủ quan, cho rằng Đức có đánh cũng phải 1-2 năm nữa chứ không phải bây giờ, mặc dù đã được Bộ Tổng tham mưu nhắc nhở phải thay đổi vị trí tập kết máy bay và xe tăng rồi nguỵ trang cho kín đáo, nhưng chẳng ai làm gì, đêm 21.6 Đại tướng Đ.G. Pavlov tư lệnh Quân khu đặc biệt phía Tây (hướng Belorussia) vẫn còn vui vẻ đi xem ba-lê tại nhà hát. 3h30 sáng 22.6 quân Đức bất ngờ tấn công toàn tuyến biên giới, ngay trong ngày đầu tiên LX đã mất 1200 máy bay và 800 xe tăng bị tiêu diệt tại chỗ. Ngày 30.6 tướng Pavlov bị bãi chức và bị áp giải về Moskva, đúng 1 tháng sau ngày chiến tranh bùng nổ (22.7.1941) ông cùng toàn bộ Ban tham mưu bị xử bắn với các tội danh “vô trách nhiệm, bất tài, nướng quân, mất đất”. Năm 1957 (thời Khrushiov) tướng Pavlov cùng các tướng trong Ban tham mưu của ông được phục hồi danh dự với lý do “là nạn nhân gánh chịu mọi sai lầm của Stalin và các tướng lĩnh cao cấp trong Bộ Tổng tham mưu (Timoshenko, Shaposhnikov, Zhukov)”.




Trong những năm 1940 có 2 kế hoạch to lớn không được thực hiện (1 của Anh, 1 của LX) là:

1) Sau khi chiếm phần lớn nước Pháp (6.1940) thì Đức bắt đầu oanh tạc các thành phố lớn của Anh bằng không quân và bom bay. Anh chống trả kịch liệt nhưng vẫn bị thiệt hại nặng nề, thủ tướng Churchill bèn nghĩ ra một kế hoạch dụ Đức tấn công LX (trước đó Anh và Pháp đã chịu nhục, nhường Ba Lan và Tiệp Khắc cho Đức với hy vọng Đức sẽ đánh LX, nhưng sau khi chiếm được 2 nước này rồi thì Hitler vẫn đánh Bỉ, Hà Lan, Pháp và Anh chứ không đánh LX!). Máy bay của Anh từ Iraq đã chụp ảnh toàn bộ khu vực mỏ dầu Bacu của LX, Anh định bất ngờ ồ ạt ném bom phá huỷ toàn bộ khu mỏ dầu Bacu để Đức thấy dự trữ nhiên liệu cho chiến tranh của LX chẳng mấy chốc sẽ cạn, LX trở thành miếng mồi quá ngon, Đức sẽ bỏ đánh Anh mà quay sang đánh LX, trong khi LX phải vất vả chống trả Đức ở phía tây thì Anh sẽ từ Thổ Nhĩ Kỳ đánh sang,
từ Afghanistan đánh lên chiếm trọn vùng công nghiệp dầu Bacu của LX, tức là một công ba việc: vừa giải toả được cho mình, vừa chiếm được tài nguyên quan trọng nhất của LX, vừa cùng Đức tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Nhưng do bị Đức đánh rát quá, Anh không lấy đâu ra đủ số máy bay ném bom cho kế hoạch này nên đành thôi.

2) Trong khi Đức đánh Tây Âu (1940) thì LX vẫn tiếp tục bán lương thực, dầu lửa, than đá, sắt thép với giá rẻ cho Đức và khéo léo gợi ý cho Đức (ở tầm các tướng với nhau) sau khi chiếm xong Pháp và Anh thì Đức nên phát triển xuống Trung Đông chiếm lấy mỏ dầu lớn nhất thế giới và tiêu diệt nốt quân Anh đóng ở đó, LX sẽ là hậu phương vững mạnh cung cấp tài nguyên vật chất cho quân Đức. Ý đồ của Stalin là quân Anh ở Bắc Phi và Trung Đông vẫn còn khá mạnh, hơn nữa khi Đức đánh Trung Đông thì chắc chắn Mỹ sẽ vào cuộc, Đức sẽ gay go, phần lớn quân đội Đức ở xa nhà, LX sẽ thừa cơ xơi luôn nước Đức, giải phóng Pháp và các nước Tây Âu khỏi ách phát xít, biến khu vực này thành các nước XHCN. Nhưng kết cục là không lừa được Đức, Đức vẫn đánh LX trước chứ không đánh Trung Đông.
 
Chỉnh sửa cuối:

MyBinh Tran

Thành viên thường
Lúc trước em có học môn lịch sử xô viết, thầy giáo giảng giai đoạn đó Stalin tiến hành cải cách trong bộ máy quân sự nói nặng hơn là có chiến dịch thanh trừng, lúc đó nhiều tướng giỏi bị cầm tù... nên khi chiến tranh nổ ra không có nhiều tướng giỏi nữa và đã bị thua nặng nề trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh
 
Chỉnh sửa cuối:
Top