Kinh nghiệm phiên dịch

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cấu trúc “последние” thường dùng trong văn phong khoa học:

Ví dụ: Затраты на поддержание надёжности машин в эксплуатации включают в себя затраты на запчасти, затраты на оплату труда обслуживающего персонала, накладные расходы и затраты на компенсацию простоев машин. Последние, в свою очередь, состоят из…

Trong ví dụ trên đây chữ “последние” (hoặc “последний”, “последняя” v.v…) là để thay cho khoản chi phí (thành phần) liệt kê sau cùng (затраты на компенсацию простоев машин).

Nếu trong câu tiếp theo người ta dùng “первые” thì đó là khoản chi phí liệt kê đầu tiên (затраты на запчасти). Nếu “вторые” thì ý là muốn nói đến khoản chi phí liệt kê thứ hai (затраты на оплату труда обслуживающего персонала) v.v…

Mục đích sử dụng cấu trúc này là để không phải nhắc lại lần nữa cả một cụm từ dài.
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Bê tông ứng lực trước

Один из недостатков бетона – его малая прочность при растяжении. Вследствие этого в растянутой зоне железобетонных конструкций под действием внешних нагрузок образуются трещины, которые снижают их долговечность. Идея создания предварительно напряжённого железобетона заключалась в том, чтобы бетон, плохо работающий на растяжение, заставить работать на сжатие. С этой целью зоны железобетонного элемента, в которых под действием эксплуатационных нагрузок предполагается появление растягивающих напряжений, в стадии изготовления подвергается обжатию, отпуская натяжные устройства растягиваемой (предварительно напряжённой) арматуры. Железобетонные конструкции, в которых в процессе изготовления создаются искусственные напряжения сжатия, называются предварительно напряжёнными.
 

georu

Thành viên thường
Bê tông ứng lực trước

Один из недостатков бетона – его малая прочность при растяжении. Вследствие этого в растянутой зоне железобетонных конструкций под действием внешних нагрузок образуются трещины, которые снижают их долговечность. Идея создания предварительно напряжённого железобетона заключалась в том, чтобы бетон, плохо работающий на растяжение, заставить работать на сжатие. С этой целью зоны железобетонного элемента, в которых под действием эксплуатационных нагрузок предполагается появление растягивающих напряжений, в стадии изготовления подвергается обжатию, отпуская натяжные устройства растягиваемой (предварительно напряжённой) арматуры. Железобетонные конструкции, в которых в процессе изготовления создаются искусственные напряжения сжатия, называются предварительно напряжёнными.

Dịch đề của ch @masha90 có lợi phết, vừa rèn tiếng Nga, vừa biết thêm bao nhiêu :D

Một trong những hạn chế của beton là độ bền thấp khi bị kéo dãn. Vì lẽ đó tại những vùng chịu kéo của khối beton cốt thép, dưới tác động của các tải trọng bên ngoài, hình thành những vết nứt làm giảm tuổi thọ công trình. Việc chế tạo beton cốt thép chịu lực bắt nguồn từ ý tưởng ép cưỡng bức khối beton có khả năng làm việc kém trong điều kiện kéo dãn. Với mục đích đó, trong giai đoạn sản xuất, vùng của phần tử beton cốt thép có khả năng xuất hiện ứng suất kéo khi đưa vào sử dụng, phải chịu sự nén ép, … Khối beton cốt thép trải qua quá trình sản xuất như trên, có ứng suất nén nhân tạo, và được gọi là beton cốt thép chịu ứng lực.

1/ Ch ơi, beton cốt sắt với cốt thép có khác nhau không ạ?
2/ Cái chỗ отпуская натяжные устройства растягиваемой (предварительно напряжённой) арматуры em ko hiểu ạ (em cảm là: vì bị ép rùi nên chịu được lực kéo dãn giỏi hơn)

PS: Chị nghĩ tại sao ngta lại thích gọi áp lực là ứng suất ạ? Em thấy "áp lực" dễ hiểu hơn mà :D
 
Chỉnh sửa cuối:

georu

Thành viên thường
ch ơi, "tiến trình" với "quá trình" khác nhau thế nào ạ? Từ điển Hoàng Phê giải thích "tiến trình" = quá trình thực hiện (bó tay!). Что-то до меня не дошло...
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Dịch đề của ch @masha90 có lợi phết, vừa rèn tiếng Nga, vừa biết thêm bao nhiêu :D

Một trong những hạn chế của beton là độ bền thấp khi bị kéo dãn. Vì lẽ đó tại những vùng chịu kéo của khối beton cốt thép, dưới tác động của các tải trọng bên ngoài, hình thành những vết nứt làm giảm tuổi thọ công trình. Việc chế tạo beton cốt thép chịu lực bắt nguồn từ ý tưởng ép cưỡng bức khối beton có khả năng làm việc kém trong điều kiện kéo dãn. Với mục đích đó, trong giai đoạn sản xuất, vùng của phần tử beton cốt thép có khả năng xuất hiện ứng suất kéo khi đưa vào sử dụng, phải chịu sự nén ép, … Khối beton cốt thép trải qua quá trình sản xuất như trên, có ứng suất nén nhân tạo, và được gọi là beton cốt thép chịu ứng lực.

1/ Ch ơi, beton cốt sắt với cốt thép có khác nhau không ạ?
2/ Cái chỗ отпуская натяжные устройства растягиваемой (предварительно напряжённой) арматуры em ko hiểu ạ (em cảm là: vì bị ép rùi nên chịu được lực kéo dãn giỏi hơn)

PS: Chị nghĩ tại sao ngta lại thích gọi áp lực là ứng suất ạ? Em thấy "áp lực" dễ hiểu hơn mà :D

1) Không có bêtông cốt sắt, chỉ có bêtông cốt thép. Sắt (Fe nguyên chất) chỉ có trong phòng thí nghiệm thôi, tất cả những thứ mà ta thường gọi là “sắt” thực ra là thép (hàm lượng cácbon dưới 2,14%) hoặc gang (từ 2,14 đến 6%, càng nhiều cacbon thì càng cứng, nhưng lại càng giòn, mất độ dẻo).

2) À, cái đoạn bôi đỏ ấy có nghĩa là “nới dần thiết bị kéo cốt thép (đang bị kéo căng)”. Để hiểu hiện tượng ứng lực trước thì có ví dụ thế này: có mương nước rộng 2 m, bạn có tấm ván dày 2 cm và dài 2,5 m. Nếu dùng tấm ván ấy làm cầu qua mương thì khi người đi qua tấm ván mỏng ấy sẽ bị võng vì yếu (không đủ cứng). Cách giải quyết: lật ngửa mặt dưới lên, đóng 2 cái đinh ở 2 đầu tấm ván, buộc 1 sợi dây thép vào 2 cái đinh ấy, kéo cho thật căng rồi buộc chặt, tấm ván sẽ hơi cong. Lật ngược tấm ván để làm cầu, nó hơi cong lên phía trên, khi người đi qua nó dãn thẳng ra và rất khoẻ. Chính vì thế nên các cây cầu thường hơi lồi (cong lên phía trên).

3) "Áp lực" và "áp suất" dùng cho chất lỏng và chất khí, áp lực trong các vật thể rắn gọi là “ứng suất”.
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
ch ơi, "tiến trình" với "quá trình" khác nhau thế nào ạ? Từ điển Hoàng Phê giải thích "tiến trình" = quá trình thực hiện (bó tay!). Что-то до меня не дошло...
E hèm, biết giải thích thế nào nhỉ? Đại loại thế này: “quá trình” như ta thấy một người đang đi và ta hiểu: “người ấy đang đi”, còn “tiến trình” thì ta không chỉ hiểu là người ấy đang đi mà còn để ý kỹ từng bước đi của người ấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Dịch gần với văn phong kỹ thuật tiếng Việt hơn:

Một trong những nhược điểm của bêtông là nó có độ bền thấp khi chịu kéo. Do đó dưới tác dụng của ngoại lực thì tại miền chịu kéo của các kết cấu bêtông cốt thép sẽ tạo ra các vết nứt làm giảm bộ bền của chúng. Việc tạo ra bêtông cốt thép ứng lực trước (còn gọi là bêtông cốt thép dự ứng lực) có mục đích là bắt bêtông vốn chịu kéo kém làm việc theo sơ đồ chịu nén – tức là đúng sở trường của bêtông. Để đạt được mục đích đó thì ở giai đoạn chế tạo kết cấu người ta gây nén những chỗ có khả năng xuất hiện ứng suất kéo dưới tác dụng của tải trọng và giảm dần lực căng cốt thép (vốn bị kéo rất căng ngay từ đầu). Các kết cấu bêtông cốt thép được tạo ứng suất nén ngay từ giai đoạn chế tạo gọi là các kết cấu ứng lực trước.


Một vài khái niệm sơ đẳng về bêtông cốt thép:

- Bêtông chịu nén tốt, nhưng chịu kéo rất kém, khi bị kéo dễ xuất hiện các vết nứt.
- Để không cho tạo thành các vết nứt thì ở miền chịu kéo trong kết cấu bêtông người ta đặt các thanh thép, thép chịu kéo tốt sẽ “gánh vác” lực kéo thay cho bêtông.
- Các kết cấu cơ bản (dầm, sàn) chịu tải trọng từ trên xuống, vì thế chúng sẽ bị võng, tức là thớ dưới bị kéo giãn ra, thớ trên bị nén co lại. Chính vì thế cốt thép chịu lực trong dầm và sàn thường nằm ở phía dưới (gần mặt dưới của dầm và sàn).
- Tại sao có chữ “thường”? Vì đôi khi cốt thép chịu lực nằm gần mặt trên của dầm và sàn. Đó là những chỗ sàn kê lên dầm và dầm kê lên cột. Ở những chỗ này dầm (hoặc sàn) giống cái đòn gánh bằng tre trên vai người, tức là thớ trên bị kéo giãn chứ không phải thớ dưới, do đó phải đặt thép chịu lực gần mặt trên của dầm hoặc sàn.
- Cột không chịu kéo, chỉ chịu nén, vậy tại sao phải đặt cốt thép trong cột? Những ai không học về xây dựng thường nghĩ là cột chỉ chịu nén, chứ có cái gì kéo giãn cột đâu! Nhưng khung nhà bêtông cốt thép là một hệ không gian liên kết chặt chẽ với nhau, khi có gió mạnh hoặc khi một phía của nhà (của phòng, của hành lang v.v…) bị chất các vật nặng thì lực đè lên các cột sẽ không giống nhau, sẽ có một số cột bị nén ít và một số cột bị nén mạnh hơn, các dầm liên kết các cột này sẽ tạo lực kéo ngang trên đầu cột làm cho đầu cột bị kéo về một phía nào đó, tức là cột bị uốn. Cái gì bị uốn thì sẽ cong, cái gì cong thì sẽ có một phía bị ngắn lại (bị nén) và một phía bị dài ra (bị kéo). Nôm na là cột cũng có thể phải chịu lực kéo.
- Tại sao gọi là cốt thép chịu lực? Vì ngoài cốt thép chịu lực còn cốt thép cấu tạo. Ví dụ cốt thép của một cái dầm hình hộp ít nhất phải có 4 thanh thép chạy dọc dầm tạo thành “bộ xương” của dầm, 2 thanh phía trên gọi là cốt cấu tạo, 2 (hoặc nhiều hơn) thanh phía dưới gọi là thép chịu lực (để chịu lực kéo giãn thớ dưới). Tại sao có chữ “hoặc nhiều hơn”? Vì 4 thanh ở 4 góc “bộ xương” bắt buộc phải chạy suốt từ đầu cột này đến đầu cột kia, nhưng ở quãng giữa của mặt dưới dầm có thể có vài thanh nữa để tăng khả năng chịu kéo (vì giữa dầm là vùng bị kéo căng nhất), các thanh này không nhất thiết phải dài bằng khẩu độ dầm (thừa, chỉ cần ở đoạn giữa dầm thôi).
- Trên các thanh thép dọc thường có các gân xoắn để tăng lực bám dính giữa cốt thép và bêtông. Với cùng một tổng tiết diện các thanh cốt thép chịu lực thì 6 (hoặc 5) thanh nhỏ hơn tốt hơn 4 (hoặc 3) thanh to vì tổng diện tích bề mặt của 6 (5) thanh nhỏ lớn hơn so với 4 (3) thanh to, diện tích tiếp xúc với bêtông lớn hơn thì lực bám dính sẽ lớn hơn, cốt thép khó bị “tuột” khỏi bêtông (trượt trong bêtông).
- Trên dầm có các cốt đai đặt cách nhau chừng 15-20 cm để chống lực cắt và bó các thanh thép dọc thành một bó vững chắc, không xộc xệch.
 

tuanqnu

Thành viên thường
Kính gửi diễn đàn.
Tôi đọc trong tài liệu thấy viết rằng: Từ "tội ác" (Преступление) trong tiếng Nga có nghĩa gốc hay xuất phát từ một từ gốc mang nghĩa là "vượt qua giới hạn, vượt qua ranh giới". Tôi không hiểu cụ thể cách giải thích này, từ gốc của từ Преступление là từ nào? Nhờ Diễn đàn giải thích giúp, xin cảm ơn.
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Để bản dịch có hiệu lực thì bạn còn phải đi công chứng nữa. Và cuối bản dịch phải ghi rõ tên và nghề nghiệp và trình độ ngôn ngữ của người dịch (xem có đủ trình độ dịch hay ko) và cam kết. Nếu học dịch thì ok, còn nếu để làm thủ tục thì chị nghĩ là hơi khó.
 

trinh tran

Thành viên thường
Chào mọi người!
Em đang làm bài nói cuối kì với tình huống phỏng vấn xin việc em còn một số câu không biết mình dịch đúng hay không nên nhờ mọi người giúp đỡ ạ.
1. "Tôi thấy phương châm làm việc của công ty phù hợp với năng lực của tôi. девиз твоей фирмы походит моя стособность." Phù hợp "trong trường hợp này em sử dụng có đúng không?
2."Tôi có những kiến thức cơ bản về kinh doanh, bán hàng, giải quyết tình huống và kĩ năng làm việc nhóm". я узнаю о бизнесе, прадаже, ришу труных проблем и хорошо делаю совместную работу. Mọi người xem câu này có sai gì không ạ?
3. "Tôi nghĩ rằng công ty sẽ trả mức lương phù hợp với năng lực và khối lượng công việc của tôi. Đến lúc đó chúng ta sẽ thỏa thuận một con số hợp lý. " câu này em không biết phải dịch sao mong mọi người giúp đỡ ạ.
 
Top