Kho tàng sử thi khẩu truyền Nga

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
KỈ NIỆM SỬ THI
«IHOR VIỄN CHINH KÍ»
TRÒN TÁM TRĂM TUỔI

Bổ Trợ Ngữ Văn Học

Sử thi nguyên có nhan đề Truyện cuộc viễn chinh Ihor, Ihor con Sviatoslav cháu Oleh (Слово о плъку Игоревѣ, Игоря сына Святъславля, внука Ольгова ; The Lay of the Warfare Waged by Ihor, Ihor the Son of Sviatoslav and the Grandson of Oleh), do tác giả khuyết danh chép bằng ngôn ngữ Đông Slav tiền Cơ Đốc khoảng cuối thế kỉ XII, tức là sau sự kiện chưa lâu lắm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1795, một sử gia nghiệp dư là Aleksey Musin-Pushkin mới phát hiện và biếu một sao bản cho nữ hoàng Yekaterina Đệ Nhị. Thật ra ông cũng chỉ mua lại của đức bề trên Đan Viện Biến Hình Yaroslavl. Nhưng dẫu sao, văn bản này khi ra cuộc đời đã mở đầu trào lưu lãng mạn dân tộc tại Nga (điều trùng hợp, người tiên phong lại cũng có họ Pushkin, cho nên lâu nay người Việt vẫn lầm tưởng Aleksandr Pushkin tìm ra thủ cảo).

Theo giới ngữ văn học hiện đại, thứ ngôn ngữ trong sử thi có nhiều điểm gần thứ tiếng vẫn nói ở khu vực Chernihiv, nhưng dĩ nhiên là thuộc thời kì Công Quốc Halych-Volynia. Cũng vì thế, sử thi này được công nhận là tài sản tinh thần ở cả Belarus, Nga và Ukraïna. Vả chăng, trong sử thi còn có nhiều yếu tố tâm linh, thể hiện cái giai đoạn văn hóa Rus hỗn mang giữa Cơ Đốc sơ khai, bản địa giáo Slav và cả tín ngưỡng Tây Đột Quyết ở thảo nguyên Trung Á tràn sang. Kể từ thời Soviet tới nay, danh tác này được đưa vào chương trình giáo khoa trung học ở cả ba quốc gia Rus, nhưng các yếu tố tông giáo và cả kì thị chủng tộc được giảm nhẹ. Nội dung sử thi thậm chí lên sàn nhạc kịch rất nhiều lần.

Câu truyện kể lại một sự kiện tang thương vào năm 1185. Thuở ấy liên minh Rus khá hỗn loạn và cũng không có ngôi đại thống. Đức vương công Ihor vì bất mãn với thói an hưởng của các anh em, nên đã thân chinh xuống miền hạ lưu Don chặn giặc Polovtsi. Trận đấu không cân sức, binh đoàn Novhorod-Siverskyy ngả gần hết, nhưng loài rợ Qipchaq cũng không phạm vào cõi Kyïv được nữa. Cho nên dẫu đau buồn, nhưng đây vẫn là bài ca vinh hiển.​

Hỡi huynh đệ, hay chăng khí không phải,
khi mượn cổ ngôn để bước vào
truyện bi hùng của cuộc viễn chinh Ihor,
Ihor Sviatoslavych ?
Hoặc là diễn ngâm điệu gì
hợp phong thái đương đại,
thay vì tin lời kể của Boyan.

























































 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
BYLINA

Bylina (Былина, có thể suy diễn là "tráng sĩ ca" hoặc "anh hùng ca") là một hình thức khẩu truyền sử thi chỉ tồn tại trong không gian ngữ văn Belarus, Nga và Ukraïna. Các bài bylina còn lại đến nay đều chỉ là trừu tượng hóa các nhân vật và sự kiện gắn với thời đại Rus (thế kỉ XI-XVI), hay cụ thể là xung quanh đại công tước Volodymyr "Hồng Dương" sống khoảng thế kỉ XIII (dĩ nhiên là vị vua hư cấu), cho nên học giới đều cho rằng bylina xuất hiện sớm nhất là giai đoạn này.

Bylina nguyên gọi là starina (старина, "truyền thống thi"), trong nhiều thế kỉ thậm chí đã được mặc định là thực sử (согласно фактам) trong trí tuệ thuần phác của dân gian. Tựu trung thì đây xem như phái sinh của thánh vịnh, vì có nhiều yếu tố dị giáo nên không được Nhà Thờ thừa nhận chính thức. Dẫu sao, các bài bylina đã có ảnh hưởng nhất định với tân nhạc Nga, vì đa số ca khúc Nga hiện đại đều có tính "truyện" bên trong chứ không thuần túy thể hiện dòng suối tâm hồn.

Tuyến tính bylina chỉ diễn ra trong triều đại đức vua Giời Hồng thế kỉ XIII, nhưng biên độ phản ánh trải suốt kỉ nguyên Rus. Các nhân vật anh hùng liệt nữ xét ra đều có xuất thân rất tầm thường nhưng hành động thì phi thường, và gặp những hiểm họa cũng khôn lường. Các học giả hiện đại đã đề xuất lí thuyết hỗn mang để giải thích hiện tượng văn chương đại chúng này.​


Bức Tam anh đồ (Богатыри) vẫn được xem là biểu tượng của sử thi Nga. Họa phẩm Viktor Vasnetsov năm 1898.

SKAZITEL

Thành tố trọng yếu để loan truyền và có thể cả sáng tác bổ chính là giới xẩm nhân (сказитель, "người kể truyện"). Họ là một phường nghề có giới luật rất nghiêm và dùng bylina làm sinh kế. Ngoài ra, những người này có một công cụ rất đắc lực là chiếc hạc cầm (гусли, vì hình giống cánh chim), thuộc họ tam thập lục. Thanh âm vừa mỏng vừa buồn dễ làm câu truyện thêm hấp dẫn. Theo các nhà lãng mạn chủ nghĩa, giới hát xẩm mới đúng là anh hùng của phong trào phục hưng bản sắc Nga.​


Bức Tam xẩm đồ (Гусляры) thể hiện xẩm nhân mù theo tiềm thức dân gian, dẫu thực tế không tới nỗi vậy,
nhưng quan niệm xưa rằng, cái thong manh mở ra cõi thông minh. Họa phẩm Viktor Vasnetsov năm 1899.​
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
SỬ THI NGA
Bổ Trợ Ngữ Văn Lớp Đệ Ngũ-Lục

Hầu hết sử thi Nga thuộc chủ đề Anh Hùng Cứu Mĩ Nhân, hay còn gọi Mĩ Nữ Sa Cơ. Chủ đề văn nghệ này đã có từ cổ đại, nhưng ở bối cảnh Rus thì tiếp nhận ảnh hưởng của truyền thuyết Ông Thánh Georgiy Đồ Long Cứu Công Chúa. Về nghĩa đen, các tráng sĩ dân gian đi vào đô thành xin đức vương công Volodymyr cho đi đánh rồng dữ cứu mĩ nhân (con gái hoặc vợ vua) nhằm trừ bạo cho bờ cõi, đôi khi chính nhà vua phải đi mời người tuấn kiệt ra giúp nước vì họ không đủ trí khôn để quan tâm quốc sự. Về nghĩa bóng, khi cõi bờ lâm nạn thì toàn dân phải có trách nhiệm phò vua giúp nước ; ở đây, mĩ nhân là hình tượng hóa cẩm tú giang san hoặc Thánh Hội, còn rồng nhiều đầu là những thế lực ngoại xâm (rồng cũng còn là đa thần giáo, hay dị giáo - nhưng yếu tố này được chương trình giáo dục Tô Liên và Nga giảm nhẹ để không phạm vào chính sách đa dân tộc đa tín ngưỡng). Ngoài ra, vị thành chủ Kyïv đại diện cho Trí, trong khi các anh hùng nghĩa hiệp đại diện cho Lực, tức là hai yếu tố duy trì quốc thái dân an. Trong sử thi cũng thấp thoáng cả những nhân vật đa diện : Có mưu có dũng, nhưng hành vi đê tiện. Những hình mẫu như này khiến bylina trở nên rực rỡ hấp dẫn tha nhân qua nhiều thăng trầm lịch sử.​














































 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
ILYA MUROMETS


Ilya Muromets (Илья Муромец сын Иванович, "Ilya xứ Murom, con cụ Ivan", theo danh thánh tiên tri ʾĒlīyyāhū trong Liệt Vương Kí) là nhân vật sử thi hi hữu còn biết được tên tác giả và thời điểm ra đời, đó là một đan sĩ thế kỉ XVI ở thành Kyïv. Trong quyển Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam (NXB Giáo Dục), giáo sư Trần Ngọc Thêm đã đặt vấn đề ảnh hưởng qua lại của Ilya với Thánh Gióng. Còn theo học giới Trung Quốc, cả Thánh Gióng và Lý Ông Trọng đều bắt nguồn ở tục thờ ngẫu tượng của người du mục Trung Á khoảng thời Đường, nên có nhẽ Ilya Muromets cũng có liên đới văn nghệ dân gian miền thảo nguyên này. Tình tiết Ilya trừ bạo cứu giai nhân và cưới làm vợ, sau đó lại giết nhầm đứa con rơi, xem ra khá giống truyện Rostam trong Shahnameh.

Truyền rằng, thôn Murom hẻo lánh có một nam tử suốt 33 năm nằm bất động trên trốc lò vì bị đau khớp (theo các nhà tâm lí, dù bệnh này có liên đới sự suy nhược ở não, nhưng ý thức dân gian muốn thể hiện tình trạng làm biếng của con người). Một hôm, đúng lúc cha mẹ Ilya đi hội chợ, có ba lão pháp sư (вълхвъ) đến xin nước giải khát, Ilya bỗng vùng dậy ra giếng múc nước. Các thầy bắt Ilya uống liền ba gáo để trở nên khỏe mạnh lạ thường.

Chừng cha mẹ về, Ilya mới bái biệt để xin đi kinh sư Kyïv yết kiến đức vương công Vladimir. Trên đường đi có một đá tảng tiên tri rằng nhất định Ilya ghé ngang, nhưng muốn qua thì phải dịch nó ra. Dưới đá có đủ ngựa, kiếm, khiên, giáp, mũ để Ilya trình diện đại công tước cho chu toàn. Khi vào đến vương đình, Ilya ngỏ lời cầu, vị thành chủ liền phủ dụ chàng đi đánh các thế lực tối ám đang quấy nhiễu cõi bờ. Hình tượng Ilya Muromets tựu trung là hệ trọng nhất trong sử thi trung đại Nga và cũng trở thành tiền thân của nhân vật Ivanushka Ngốc trong đồng thoại cận đại. Có mấy truyện phiêu lưu tiêu biểu là :

01. Ilya Muromets khỏi bệnh (Обретение силы Ильёй Муромцем ; Исцеление Ильи Муромца)
02. Ilya Muromets và tráng sĩ Svyatogor (Илья Муромец и Святогор)
03. Ilya Muromets và tướng cướp Họa Mi (Илья Муромец и Соловей-разбойник)
04. Ilya Muromets và lão rợ Idolishche (Илья Муромец и Идолище Поганое)
05. Ilya Muromets và vương công Vladimir xích mích (Илья Муромец в ссоре с князем Владимиром)
06. Ilya Muromets và bọn say rượu (Илья Муромец и голи кабацкие)
07. Ilya Muromets và bầy thảo khấu (Илья Муромец и разбойники)
08. Ilya Muromets và Thần Ưng Đĩnh (Илья Муромец на Соколе-корабле)
09. Ilya Muromets và ba hành trình (Три поездки Ильи Муромца)
10. Ilya Muromets và Bạt Đô hãn (Илья Муромец и Батый-царь)
11. Ilya Muromets và lực sĩ Zhidovin (Илья Муромец и Жидовин)
12. Ilya Muromets và lão quỷ Tugarin Mãnh Long (Илья Муромец и Тугарин Змей)
13. Ilya Muromets và Tiểu Hùng Ưng (Илья Муромец и Сокольник ; Илья Муромец и сын)
14. Ilya Muromets và thủ lĩnh Yermak cùng Kì Lân hãn (Илья Муромец, Ермак и Калин-царь)
15. Ilya Muromets và Mã Mạch hãn (Илья и Мамай ; Камское побоище ; Как перевелись богатыри на Руси ; Гибель богатырей)
16. Ilya Muromets và Kì Lân hãn (Илья Муромец и Калин-царь)
17. Ilya Muromets và tráng sĩ Nikitich Hào Hiệp giao đấu (Поединок Добрыни Никитича с Ильёй Муромцем)
18. Ilya Muromets và tráng sĩ Alyosha Popovich (Илья Муромец и Алёша Попович)​













































 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
DOBRYNYA NIKITICH


Các truyền thuyết Nikitich Hào Hiệp (Добрыня Никитич) đã xuất hiện trước cả thời Kim Trướng. Nhân vật này là đại biểu cho giới quý nhân đi truyền bá văn hóa Cơ Đốc ở miền biên viễn Đông Rus, vậy nên truyện Dobrynya Nikitich phản ánh quá trình chuyển biến từ boyar sang bogatyr khi bờ cõi lâm nguy.

Theo dật sự, Nikitich Hào Hiệp là bào cữu của đại công tước Vladimir, hưởng tập ấm chức tổng đốc (воевода, "quân phiệt, quân thứ tổng thống, thống nhung chưởng cơ, cai cơ") miền Ryazan, thuở ấy ở sát địa phận các rợ Polovtsi. Vì thuộc giới quý nhân, nên tráng sĩ Nikitich có trí tuệ, rất tài hoa và cũng dễ ngã lòng vì bài bạc, ca vũ với mĩ nữ. Mấy huyền tích Dobrynya Nikitich (đánh số theo nhà ngữ văn học Sergey Azbelev) có thể liệt biểu như :

14. Dobrynya đấu Ilya Muromets (Поединок Добрыни с Ильёй Муромцем)
15. Dobrynya đuổi Tà Thần (Добрыня и погоня за силой Нечистой)
16. Dobrynya trừ Sơn Long (Добрыня Никитич и Змей Горыныч)
17. Dobrynya và ma nữ Marinka (Добрыня и Маринка)
18. Dobrynya và anh thư Nastasya (Добрыня и Настасья)
19. Dobrynya và anh hùng Alyosha (Добрыня и Алёша ; Добрыня в отъезде ; Добрыня на свадьбе своей жены)
20. Dobrynya và chàng Vasiliy Kazimirovich (Добрыня и Василий Казимирович ; Василий Казимирович отвозит дани Батею Батеевичу)
24. Dobrynya đọ sức Dunay Ivanovich (Поединок Дуная Ивановича с Добрыней Никитичем)
25. Dobrynya và Dunay làm mối (Дунай Иванович - сват ; Дунай и Добрыня добывают невесту для князя Владимира)​










































 
Top