Những Ghi Nhớ Khi Lưu Học

Ngọc Quỳnh

Quản lý cấp 1
Thành viên BQT
Модератор
cho em hỏi ngành quan hệ quốc tế này thuộc khối ngành nào ạ?
cả ngôn ngữ Nga nữa ạ
 

Võ Đại Vĩ

Thành viên thường
Chào các bạn, mình đang có ý định đi du học Nga và có vài thắc mắc mong được các bạn đi trước chia sẻ bí kíp. Đầu tiên, mình được biết là sau Tết sẽ có 1 cuộc thi Olympic tiếng Nga và mình đang tính chóp cơ hội đó. Kì thi đó khó lắm ko để mình biết đường lên lịch học trc. Thứ hai, đi du học Nga thì bao gồm đi du học ở những nơi nào trong Nga, Mát-cơ-va, Tu-la, Pi-tíc-bua??? Nơi nào là có đông SV việt mình nhất? Cuối cùng, sang đó thì mình sẽ được chọn những ngành nào? Học bao nhiêu năm sẽ ra trường? Và klq nhưng Tết tây mình thì bên đó có trúng ngày nghỉ gì ko để còn bay về thăm gia đình? Đang rất nóng lòng muốn biết. Cảm ơn các bạn nhiều nhiều nhiều nhiều lắm!
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Mình xin được chia sẻ hiểu biết ít ỏi của mình về bên đó... Thứ nhất kỳ thi Olimpic khó hay dễ tùy thuộc vào cách học của bạn: nếu bạn học chuyên Tiếng Nga thì đương nhiên bạn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ nặng ký, không dễ dàng...Nhưng nếu là khối không chuyên thì bạn cũng có thể tự tin vào khả năng của bản thân nếu bạn thực sự tích cực chăm chỉ và có kiến thức vững vàng, thực tế có những đồng chí mới học không chuyên vài tháng nhưng tích cực chăm chỉ thì vẫn hi vọng vào "chức vô địch"... Còn việc học ở Thành phố nào trong nước Nga thì theo mình nghĩ học ở đâu cũng tốt... Mát, Xanh, Tula đều tốt cả, tất nhiên ai mà thích sôi động sầm uất thì Mát là nhất rồi, còn thích lãng mạn, thơ mộng thì Xanh, mà khoái hương đồng gió nội thì nhiều lắm...kể không hết...Đương nhiên là các thành phố lớn thì đông sinh viên Việt Nam rồi, nhưng khái niệm "đông" thì vô vàn lắm...quan trọng là mình vượt qua được cú sốc văn hóa giữa hai quốc gia thì ở đâu cũng thấy "đông". Mình sang đó học thì nên giao tiếp với bạn bè quốc tế, mở rộng kiến thức không nên co hẹp cục bộ... Chọn ngành thì bạn phải nói bạn đam mê cái gì, có năng khiếu về điều gì, nguyện vọng học ra sao mới biết được. Thời gian học thì cũng tùy (cái này hỏi chung chung quá không trả lời được)... Mà sang học thì nên chấp nhận xa gia đình sống cho quen với phong cách người bản địa... về thăm gia đình thì không nên nghĩ đến việc đó sớm, mà nên tập trung học hành đã, đi học nước ngoài chí lớn cùng bạn bè khắp năm châu cơ mà! Đó là quan điểm của mình muốn chia sẻ với bạn... Chúc bạn sẽ có thật nhiều kỉ niệm với nước Nga, và hãy trân trọng nó, đừng để phải hối tiếc giống mình...
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Dù bạn đang sinh sống và học tập tại Nga hay bất kì các nước phát triển nào khác, hãy ghi nhớ những điều sau để đảm bảo sự an toàn cho bản thân:

1. Sử dụng các phương tiện giao thông và ở các nơi công cộng: Trộm cắp ngoài đường phố luôn là vấn đề đáng lưu tâm ở nhiều thành phố lớn. Việc này thường xảy ra ở trên các phương tiện giao thông công cộng vào giờ cao điểm hoặc những chỗ đông người. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ trở thành nạn nhân, các bạn nên chú ý những điều sau:
  • Luôn cảnh giác xung quanh, khi đi trên đường hoặc đang ở nơi công cộng
  • Luôn để ý đến đồ đạc, hành lý của mình
  • Luôn kiểm tra khóa túi, cặp, balo khi đi ngoài đường và đeo chúng ở trước ngực khi ở chỗ đông người
  • Tránh việc trưng ra các vậy dụng đắt tiền khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như điện thoại, đồng hồ, trang sức…
  • Không nên mang theo lượng tiền lớn theo người
  • Không nên lưu mật mã các thẻ ngân hàng cùng một chỗ.
2. Sử dụng internet: Khi thực hiện giao dịch cũng như kết bạn qua internet, luôn ghi nhớ : không để lộ thông tin thẻ ngân hàng cũng như các thông tin cá nhân khác.

3. Cảnh giác lừa đảo: Không có gì có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không trở thành nạn nhân, vì vậy hãy ghi nhớ những điều sau:
  • Không nên tin tưởng và giao đồ đạc cho người lạ. Từ chối những lời mời gọi sử dụng dịch vụ nào đó.
  • Không tham gia nhóm của người lạ cũng như các đối tượng khả nghi.
  • Tất cả các giao dịch với tín dụng, thẻ điện thoại, chuyển tiền, đổi ngoại tệ, mua sắm chỉ thông qua các ngân hàng và các công ty chính thức.
  • Không mua thẻ SIM điện thoại cũng như các vật dụng khác ngoài đường vì nguy cơ lừa đảo rất cao. Hãy đến cửa hàng gần nhất.
  • Để tránh nhận phải tiền giả, chỉ rút tiền tại các chi nhánh ngân hàng hoặc máy ATM . Không mua bán cũng như trao đổi qua tay với người gặp trên phố.
4. Hoạt động giải trí: Các câu lạc bộ và các buổi liên hoan có thể là những món ăn tinh thần thú vị, nhưng đừng vì thế mà mất cảnh giác.
  • Nên đi theo nhóm tới những câu lạc bộ giải trí hoặc hòa nhạc
  • Cố gắng theo sát nhau và quan sát đồ đạc khi ở các trung tâm giải trí, vì mải vui sẽ dễ làm thất lạc tiền cũng như giấy tờ tùy thân.
  • Đi về nhà bằng taxi hoặc các phương tiện công cộng để đảm bảo an toàn. Hãy chọn đi đường có đèn chiếu sang nếu phải đi bộ.
  • Tránh thu hút sự chú ý. Tránh xa các vụ ẩu đả.
5. Sử dụng taxi:
  • Không nên bắt taxi trên phố: trong số các tài xế chạy xe bất hợp pháp thường có những kẻ xấu, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại giữa đường cũng như mất tiền. Hãy đặt xe của các hãng chính thức để đảm bảo an toàn cũng như được tính đúng giá. Ở các thành phố lớn có thể dễ dàng tìm được xe thông qua các ứng dụng điện thoại như Uber, GetTaxi, YandexTaxi.
6. Ở trên đường:
  • Sang đường đúng quy định nơi có đèn đỏ và vạch qua đường. Chú ý quan sát xe từ các phía.
7. Kiểm tra giấy tờ tùy thân:
  • Khi ra ngoài luôn mang theo hộ chiếu, đăng kí khẩu, thẻ xuất nhập cảnh và thẻ sinh viên.
  • Đừng ngạc nhiên nếu cảnh sát yêu cầu xuất trình các giấy tờ trên. Đây là biện pháp đảm bảo an toàn cho chính bạn khi mà chủ nghĩa khủng bố ngày càng lan rộng. Nga là nước thành công trong việc đảm bảo an toàn cho công dân và cả du khách. Do vậy bạn không cần hoảng sợ khi được kiểm tra, điều này góp phần vào công tác phòng chống tội phạm.
 

ruacon35

Thành viên thường
Kiểm tra giấy tờ tùy thân:
  • Khi ra ngoài luôn mang theo hộ chiếu, đăng kí khẩu, thẻ xuất nhập cảnh và thẻ sinh viên.
  • Đừng ngạc nhiên nếu cảnh sát yêu cầu xuất trình các giấy tờ trên. Đây là biện pháp đảm bảo an toàn cho chính bạn khi mà chủ nghĩa khủng bố ngày càng lan rộng. Nga là nước thành công trong việc đảm bảo an toàn cho công dân và cả du khách. Do vậy bạn không cần hoảng sợ khi được kiểm tra, điều này góp phần vào công tác phòng chống tội phạm.

Các bạn ở thành phố khác thế nào không rõ chứ nếu như ở Saint thì ra đường phải mang theo cả bảo hiểm y tế, công an hỏi thăm không có là bị phạt đấy.
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Các bạn ở thành phố khác thế nào không rõ chứ nếu như ở Saint thì ra đường phải mang theo cả bảo hiểm y tế, công an hỏi thăm không có là bị phạt đấy.
Thật vậy cơ ạ? Thật hơi khó hiểu.
 

ruacon35

Thành viên thường
Thật vậy cơ ạ? Thật hơi khó hiểu.
Đúng thế các bạn nhé. Và bây giờ các bạn nào về chơi hè hoặc tết cần lưu ý mang theo bảo hiểm về, vì nhiều trường hợp ở hải quan Nga sẽ hỏi bảo hiểm khi các bạn nhập cảnh vào Nga. (Kể cả đi du lịch cũng cần có bảo hiểm du lịch).
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
1. Tài chính:
- Học bổng cuả nhà nước Vn dành cho sinh viên dạng Hiệp Định học tập tại Nga là 420$/tháng, và được cấp 2 lần/năm, thường vào tháng 3-4 (mùa xuân) và 9-10 (mùa thu) (tức là sau khi các du học sinh thi học kỳ xong và nộp báo cáo kết quả về Cục ĐTNN).
- Ngoài ra, Bộ GDĐT Việt Nam còn chi trả tiền bảo hiểm hàng năm cho các sinh viên vào đợt nhận học bổng mùa xuân.
- Tuy nhiên, khi nhận vé máy bay và sinh hoạt phí trước khi sang Nga, thì các bạn chỉ được Cục ĐTNN ứng trước 3 tháng sinh hoạt phí, và các bạn phải chi tiêu cho đến tháng 3-4 hoặc có thể đến tháng 5, tức là cho kỳ bổng mùa xuân năm sau. Do đó, ngoài tiền sinh hoạt phí được phát, các bạn cần phải mang theo tiền gia đình thì mới đảm bảo chi tiêu (tầm 1500$, bao gồm cả tiền đc phát).
- Sinh viên còn được nhận học bổng của trường hàng tháng tầm 1200-2000 rúp.

2. Các giấy tờ cần thiết khi sang du học:
- 2-3 bộ hồ sơ đăng ký du học bằng tiếng Nga.
- Hộ chiếu (trong đó có viza)
- Ảnh thẻ 3*4, 4*6
- Cuống vé máy bay (phải giữ lại để sau nộp lại cho đơn vị trưởng)

3. Các việc cần làm ngay sau khi đặt chân lên đất Nga:
Ngay khi xuống sân bay, các bạn sẽ được cô chú trong phòng công tác lưu học sinh và đại diện sinh viên Việt Nam tại trường đó ra sân bay đón và đưa về. Thường theo truyền thống 1 số trường, các anh chị sẽ nấu ăn cho các bạn. Các ngày tiếp theo các bạn sẽ cần thực hiện các thủ tục sau:
- Làm thủ tục nhập học
- Làm hợp đồng ký túc xá và đóng tiền ở ký túc xá
- Đi ra hạn visa và nộp tiền khẩu
- Đi khám bệnh và làm thẻ bảo hiểm
- Làm thẻ ngân hàng (để nhận học bổng của trường và của Bộ VN)
- Mua sắm phục vụ cuộc sống tự tập sau này.
* Cá nhân tự chị tra tất cả các mục trên, trừ tiền đóng bảo hiểm, do đó sau khi nhận được hợp đồng bảo hiểm và giấy biên lai thì cần giữ lại để nộp cho Bộ vào lần làm giấy tờ xin cấp sinh hoạt phí vào mùa xuân. Nếu đánh mất giấy này thì sẽ không được Bộ trả tiền bảo hiểm cho.
* Tất cả các việc này đều được sinh viên Việt Nam các khoá trên hướng dẫn và đưa đi thực hiện nên các bạn không phải lo lắng về những điều này.

4. Điều kiện sống trong ký túc xá:
Sinh viên nước ngoài sống và học tập tại Nga sẽ ở trong ký túc xá. Tuỳ từng trường mà sinh viên nước ngoài sẽ sống chung ký túc xá với sinh viên Nga hoặc ở riêng.
Mỗi phòng trong ký túc xá được sắp xếp cho 2, 3 hoặc 4 (giường tầng) sinh viên ở với nhau.
Trong các phòng đều có bàn, ghế, tủ và giường sẵn. Có lò sưởi chạy vòng quanh nhà được hoạt động bằng nước nóng vào mùa đông. Tuỳ từng trường mà có tủ lạnh (2phòng/cái hoặc 1 tầng/cái), máy giặt. Có những trường có máy giặt, nhưng sinh viên phải trả tiền giặt đồ. Nhà tắm + nhà vệ sinh chung 3-4 phòng hoặc khép kín.
Mỗi tầng có 1-2 nhà bếp, trong bếp có lò nướng, bếp ga hoặc bếp điện (8-12cái), bồn rửa và bàn ghế để có thể ăn uống ngay tại bếp.
Các tầng trong ký túc xá đều có người lau dọn vệ sinh tầng, nên khá sạch sẽ.
Hầu hết các ký túc xá đều cấm sử dụng các thiết bị điện như bếp từ, nồi cơm điện, lò sưởi trong phòng. Nếu sử dụng, thì các bạn cần chú ý để tránh bị thu mất.

5. Nếp sống tại Nga:
- Văn hoá xếp hàng.
- Không mặc đồ ngủ ra đường, không đi dép loẹt quẹt
- Không nói to, gây ồn ào tại nơi công cộng (trong các phương tiện công cộng)
- Không tham gia hay tò mò các đám đông.
- Không đi một mình ban đêm tại những địa điểm vắng người.
- Vào mùa đông, trước khi vào bất kỳ một cơ quan nhà nước, như trường học, bệnh viện, nhà hát, hay rạp chiếu phim,… đều phải cởi áo khoác tại sảnh của cơ quan đó.

6. Học tập:
- Hầu hết các trường chia 1 năm học ra làm 2 kỳ. Kỳ 1 bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau; kỳ 2 – giữa tháng 2 đến hết tháng 6. Giữa 2 kỳ học là kỳ nghỉ hè (1-2 tháng) và kỳ nghỉ đông (2 tuần).
- Kết quả chương trình học tập của các kỳ được đánh gía bằng điểm chuyên cần hàng ngày và bài thi cuối kỳ theo hệ số 5 (nếu bạn nhận điểm <3 thì phải thi lại). Mỗi kỳ thi có tôí đa 5 môn (có các kỳ chỉ thi 3-4 môn) và có 7-9 môn phải làm bài kiểm tra.
- Mỗi ngày sẽ có 4-5 tiết học, mỗi tiết kéo dài 90phút. Giờ ăn trưa kéo dài 40phút. Tuỳ vào vị trí các giảng đưởng và kỳ túc xá xa hay gần mà thời gian bắt đầu tiết 1 và khoảng cách giữa các giờ giải lao khác nhau.
- Các bạn sẽ trải qua 1 năm học dự bị tiếng. Kỳ 1 chủ yếu học về tiếng Nga. Kỳ 2 ngoài học tiếng Nga giao tiếp, tuỳ thuộc vào chuyên ngành học đại học các bạn sẽ học thêm 1 số môn khác để làm quen với các từ chuyên môn và khái niệm bằng tiếng Nga. Năm học dự bị này rất quan trọng. Nếu các bạn không học tập thật tích cực trong năm dự bị này để đạt được 1 trình độ tiếng Nga cơ bản, các bạn sẽ rất vất vả trong các năm học tiếp theo.
- Sau năm dự bị, sinh viên sẽ chính thức bước vào chương trình đào tạo đại học ở Nga. Lời khuyên: kết thân với 1 người bạn Nga trong lóp chịu khó ghi bài và viết chữ đẹp để có thể mượn vở ghi chép sau mỗi giờ học; Nên hỏi các anh chị năm trước về các chương trình học, tài liệu học và phong cách làm việc + tính cách của giảng viên để có hướng học tập đạt kết quả tốt nhất. Cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi.
- Chương trình học đại học ở Nga quy định: cử nhân - 4 năm, chuyên gia - 5 năm, thạc sĩ - 2 năm, nghiên cứu sinh - 3-4 năm (tuỳ ngành). Không có chương trình đạo tạo tín chỉ như ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với hệ nghiên cứu sinh, thời gian nghiên cứu ngắn hay đúng hạn phụ thuộc vào tần xuất nghiên cứu khoa học của người đó. Có thể bảo vệ luận văn tiến sĩ sớm hơn dự kiến chương trình, nhưng không thể muộn hơn.

7. Hoạt động ngoại khoá:
Ở các trường đều có các câu lạc bộ như cầu lông, bóng bàn, cờ vua, kịch, văn nghệ,… Các bạn có thể tham gia các câu lạc bộ này nhằm:
+ Giải trí sau 1 ngày học tập căng thẳng
+ Rèn luyện sức khoẻ, thoả mãn sở thích
+ Kết bạn -> nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Nga
+ Kiếm học bổng (có giấy khen chứng nhận thành tích hoạt động của bạn + kết quả học tập tốt (toàn 5, ít 4) = các bạn có quyền làm đơn xin học bổng dành cho sv xuất sắc, tầm 100$/tháng)
Ngoài ra, còn có các hội thảo nghiên cứu khoa học. Việc viết bài đăng báo và tham gia thuyết trình trong cá hội thảo giúp sinh viên:
+ Học hỏi được cách nghiên cứu khoa học của Nga,
+ Tìm ra đề tài nghiên cứu tốt nghiệp
+ Săn học bổng nghiên cứu khoa học
Thêm vào đó, hội sinh viên Việt Nam cũng tổ chức nhiều hoạt động đoàn hội thú vị nhằm tạo không gian sinh hoạt năng động, trẻ trung và giúp các bạn có hướng phấn đấu vào Đảng ngay trên đất Nga này.
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
nghe nói bên nga có mấy anh đầu trọc và hổ báo lắm hả bạn, trước minh xem tin tức thấy bảo có vụ sinh viên VN sang nga du học bị mấy đối tượng ấy đánh đến chết, không biết sự thật thì bên Nga có hổ báo vậy ko :(
Cái vụ này cả 10 năm trước rồi, còn về sau ko có vụ nào tương tự xảy ra với sv Vn cả. Sinh viên Vn sang học vẫn an toàn.
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Ý kiến của tôi thế này: bạn hỏi có nên đi học bên Nga không hả? Câu trả lời là có và chắc chắn... Bạn học ở bên Việt Nam theo tôi nghĩ điều kiện rồi mọi thứ không thể bằng bên Nga được. Riêng cái việc bạn đi học bên Nga để tìm hiểu văn hóa của họ là đã hơn rồi... Tồi đã từng đi học, và đến bây giờ tôi vẫn tiếc nuối tại sao tôi lại không có điều kiện học tập bên Nga lâu hơn... Mong các bạn đừng bao giờ hỏi câu này nữa nhé! Nghe chẳng có tí niềm tin nào hết... Có nên không à? Khi bạn hỏi có nên không có nghĩa là trong đầu bạn không thích nó rồi! Với tôi nước Nga lúc nào cũng đẹp và tuyệt vời... Thầy cô giáo nhiệt tình trách nhiệm, khí hậu tuyệt vời, danh lam thắng cảnh miễn chê, giá cả cho sinh viên vừa phải... Chả nơi nào bằng nước Nga... TÔI YÊU NƯỚC NGA!!!!!!
 
Top