Thông tin Парад Победы 2015 - Trực tiếp diễu binh mừng 70 năm Ngày chiến thắng tại Nga

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Vào Youtube xem thử, thấy dân tình kêu ca ghê quá về cô dịch buổi truyền hình trực tiếp trên VTV1. Mình thì vô cùng khâm phục cô ấy về lòng dũng cảm – trình tiếng Nga lọ mọ mà dám cầm mic thuyết minh cho cả nước theo dõi!
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Buổi duyệt binh này sẽ mãi là một kỷ niệm đáng nhớ với mình. Các bạn đừng thấy bác Sang nhà ta ngồi xa thì bảo Nga k còn tình nghĩa gì với Việt Nam. Có chăng theo mình đi xem thì TQ và Ấn Độ họ cử đoàn sang diễu binh, đặc biệt là TQ, thì nước họ đc ngồi hàng đầu duyệt đội danh dự thôi. Còn tình cảm của họ với Việt Nam ta thì chỉ có thể bằng hành động, trực tiếp là mình đã cảm nhận được. Chuyện về chuyến đi Moskva hiện tại mình xin phép sẽ có một bài sau.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Chắc là nhiều bạn thắc mắc: sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói: “Здравствуйте, товарищи!” thì các binh sĩ hô câu gì đáp lại? Đó là câu: “Здравья желаем, товарищ министр обороны!”.
 

Tolia

Thành viên thường
Buổi duyệt binh này sẽ mãi là một kỷ niệm đáng nhớ với mình. Các bạn đừng thấy bác Sang nhà ta ngồi xa thì bảo Nga k còn tình nghĩa gì với Việt Nam. Có chăng theo mình đi xem thì TQ và Ấn Độ họ cử đoàn sang diễu binh, đặc biệt là TQ, thì nước họ đc ngồi hàng đầu duyệt đội danh dự thôi. Còn tình cảm của họ với Việt Nam ta thì chỉ có thể bằng hành động, trực tiếp là mình đã cảm nhận được. Chuyện về chuyến đi Moskva hiện tại mình xin phép sẽ có một bài sau.

Xin góp thêm một ý nữa :

Tôi rất tâm đắc với câu châm ngôn của ai đó : “ KHÔNG CÓ BẠN VĨNH VIỄN, CHỈ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA LÀ VĨNH CỬU !!!”. Việtnam trải qua cuộc chiến 21 năm, với hàng triệu người con mãi nằm lại trên chiến trường và tất nhiên đi cùng họ là vũ khí chiến đấu của Liên Bang Xô Viết (CCCP) nay là một phần LB Nga. Và điều tất yếu là công nghệ, kinh nghiệm và thử nghiệm cung như chiến lợi phẩm (vũ khí, khí tài, công nghệ của Mỹ ) tại chiến trường Việt Nam đã làm góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh vượt trội khoa học vũ khí hiện đại như của LB Nga ngày nay. Vậy, điều tôi muốn nhắn nhủ là gì: Hãy đừng buồn vì người bạn Nga đã xa lánh chúng ta, mà chúng hãy luôn luôn mỉm cười tìm kiếm những người bạn thật sự có lợi cho dân tộc, cho non song tổ quốc ta, bất kể họ có sự khác biệt về thể chế chính trị, tôn giáo….
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Xin góp thêm một ý nữa :

Tôi rất tâm đắc với câu châm ngôn của ai đó : “ KHÔNG CÓ BẠN VĨNH VIỄN, CHỈ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA LÀ VĨNH CỬU !!!”. Việtnam trải qua cuộc chiến 21 năm, với hàng triệu người con mãi nằm lại trên chiến trường và tất nhiên đi cùng họ là vũ khí chiến đấu của Liên Bang Xô Viết (CCCP) nay là một phần LB Nga. Và điều tất yếu là công nghệ, kinh nghiệm và thử nghiệm cung như chiến lợi phẩm (vũ khí, khí tài, công nghệ của Mỹ ) tại chiến trường Việt Nam đã làm góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh vượt trội khoa học vũ khí hiện đại như của LB Nga ngày nay. Vậy, điều tôi muốn nhắn nhủ là gì: Hãy đừng buồn vì người bạn Nga đã xa lánh chúng ta, mà chúng hãy luôn luôn mỉm cười tìm kiếm những người bạn thật sự có lợi cho dân tộc, cho non song tổ quốc ta, bất kể họ có sự khác biệt về thể chế chính trị, tôn giáo….




Câu nói nổi tiếng “Chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích của chúng ta là vĩnh viễn, và nghĩa vụ của chúng ta là theo đuổi chúng” là của ngài Palmerson (Thủ tướng Anh trong những thập niên 50 và 60 của thế kỷ 19).


Có thể việc Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đứng cạnh Tổng thống Nga Putin trong buổi lễ kỷ niệm 9.5 vừa qua khiến cho nhiều người VN có cảm giác rằng Nga đang xa lánh VN (suy diễn theo kiểu “TQ đang nhăm nhe xâm chiếm biển đảo của VN mà Nga lại thân với TQ như thế ----> Nga xa lánh VN”). Nếu suy diễn tương tự như thế thì người Nga cũng có thể nói “tổng kim ngạch thương mại giữa VN với Mỹ và giữa VN với TQ lớn gấp nhiều lần tổng kim ngạch thương mại giữa VN với Nga ----> VN thân với Mỹ hơn là với TQ và thân với TQ hơn là với Nga”.

Quan hệ giữa các quốc gia không thể được đánh giá chỉ dựa trên một số sự việc nào đó, một vài câu nói nào đó hoặc một số chỉ tiêu nào đó. Và kể cả khi cố gắng đánh giá mối quan hệ này một cách toàn diện (nhiều mặt) thì những đánh giá (kết luận) cũng không phải là bất biến – tình hình quốc tế luôn biến động, bạn hôm nay có thể là thù ngày mai và ngược lại. Mỹ, Anh, Pháp chẳng đã từng cố gắng bóp chết nước Nga xô-viết non trẻ đó ư? Nhưng trong Thế chiến II thì Mỹ, Anh, Pháp lại cùng LX chống Đức-Ý-Nhật. Để rồi sau Thế chiến II thì Đức-Ý-Nhật lại là đồng minh của Mỹ chống LX. Hoặc LX và TQ giúp VN chống Mỹ, nhưng rồi TQ và Mỹ lại đoàn kết ủng hộ Pol Pot chống VN, viện trợ cho phiến quân Afghanistan chống lại chính phủ Taraki và Najibulla và quân đội LX…Lịch sử đã chứng kiến quá nhiều ví dụ tương tự.

Chỉ có một điều luôn bất biến: lãnh đạo các nước luôn hành động xuất phát từ lợi ích quốc gia của mình.

Tổng hợp những ý kiến rải rác của những người dân Nga trên các trang mạng về các vấn đề quốc tế thì có thể thấy được một điều: trong số các nước được coi là thân thiện với Nga hiện nay thì người dân Nga đánh giá cao nhất lòng thuỷ chung của người Việt, Belarus và Kazakhstan là đồng minh sát sườn cũng không được đánh giá cao bằng VN.

Nhưng yêu quý nhau là một chuyện, còn “bạn giúp gì được cho tôi?” lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Hiện nay Nga đang bị các nước phương Tây dưới sự lãnh đạo của Mỹ o ép. Trước đây lãnh đạo LX cho rằng phương Tây chống LX do mâu thuẫn ý thức hệ (tư bản đối kháng với cộng sản), nhưng nay thì người Nga đã hiểu ra: người Anglo-saxon (Mỹ, Anh) luôn thèm muốn tài nguyên thiên nhiên của nước Nga, luôn muốn kiềm chế và tiến đến đè cho không ngóc đầu lên được dân tộc Nga – đối trọng đáng kể duy nhất cùa họ trên con đường chinh phục cả thế giới. Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha thì không quyết liệt như thế, chỉ có Mỹ-Anh là luôn quyết liệt chèn ép Nga đến cùng với mọi lý do và bằng mọi thủ đoạn.

Trong những năm cầm quyền (1991-1999) B.N. Eltsin đã nuôi ảo tưởng gia nhập và trở thành một thành viên bình đẳng của thế giới “dân chủ” của các nước tư bản phương Tây nên cố gắng làm theo mọi khuyến nghị của các nước phương Tây hòng cải tạo nước Nga thành một nước tư bản phát triển, nhưng kết cục là bị các nước phương Tây cho ăn hết “quả lừa” này đến “quả lừa” khác (ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng về hạn chế các loại vũ khí – vì hy vọng chiều ý Mỹ sẽ được IMF cho vay tiền nên tự nguyện phá huỷ nhiều loại vũ khí chiến lược của mình, đau nhất là bán cho Mỹ 500 tấn [năm trăm tấn!] Uranium-235 đã làm giàu) làm khánh kiệt nước Nga, đẩy dân Nga vào tình trạng nghèo đói. Sau 9 năm cầm quyền thì B.N. Eltsin cay đắng nhận ra sự đểu giả của các nước phương Tây và sự khờ khạo của mình, và cuối cùng tìm ra được một người có khả năng gỡ lại ván bài đã thua trắng để bàn giao toàn bộ cơ ngơi đổ nát: V.V. Putin. Và chỉ dặn Putin duy nhất một câu: “Đừng tin phương Tây, hãy chỉ tin vào nước Nga và nhân dân Nga!”.

Putin tiếp nhận cơ ngơi thê thảm do Eltsin để lại và việc đầu tiên Putin làm là gọi cả đám tài phiệt Berezovski, Deripaska, Khodorkovski, Abramovich v.v… đến Điện Kremlin và nói (đại ý): “Các anh đã ăn cắp của Nhà nước những tài sản khổng lồ và lũng đoạn chính quyền của Eltsin. Bây giờ ta thoả thuận thế này: tôi sẽ không truy cứu các anh, những gì các anh lấy được thì là của các anh, nhưng với một điều kiện: từ nay trở đi phải làm ăn đàng hoàng minh bạch và không hoạt động chính trị, không dùng tiền để chống lưng các thế lực chính trị”. Tình hình sau đó cho thấy: biết điều như Abramovich thì yên ổn, không biết điều (hoặc không tin vào sức mạnh của Putin) như Berezovski, Deripaska, Khodorkovski thì bị truy nã, tù tội.

Ngoài việc cơ cấu lại tổ chức chính quyền cho hiệu quả hơn thì Putin cũng gặp may khi giá dầu liên tục tăng trong những năm đầu của thế kỷ 21. Nước Nga trả được phần lớn các món nợ, có tích luỹ. Putin hiểu rất rõ mối nguy hiểm của một nền kinh tế chỉ dựa vào việc bán tài nguyên thô, Putin hiểu rất rõ rằng cần phải có một nền kinh tế phát triển vững mạnh về mọi mặt để có thể tự chủ và không bị phụ thuộc vào giá dầu, nhưng có 2 việc đòi hỏi phải làm gấp rút trước khi nghĩ đến chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế: cải thiện đời sống nhân dân vốn đã quá chật vật (dân Nga bây giờ vẫn gọi Eltsin B.N. bằng hỗn danh “kẻ nát rượu ebn” [ebn rất gần một từ tục tĩu trong tiếng Nga]) và nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội. Sau chừng chục năm nước Nga đã giải quyết gần xong 2 nhiệm vụ trên, và đầu năm 2014 xảy ra vụ đảo chính lật Yanukovich do Mỹ đạo diễn. Trong tình hình “nước sôi lửa bỏng” đó Putin đã quyết đoán lấy lại Krưm (nếu Medvedev đang là Tổng thống thì chắc chắn là đã để mất Krưm như đã từng để mất Libya rồi).

Hơn 1 năm đã trôi qua. Nước Nga đã đứng vững trước sự o ép của phương Tây. Khi Nga tìm đến với TQ một năm trước đây thì đơn giản là Nga bí tiền và khá lao đao, TQ nhân cơ hội ấy “chẹt” được Nga và ký được hợp đồng mua khí đốt trong 30 năm trị giá 400 tỷ $. Putin biết là thiệt, nhưng tình thế lúc ấy không cho phép cò kè trì hoãn. Nếu như một người Việt bình thường còn biết rằng TQ luôn là kẻ cơ hội chứ chả có tình nghĩa gì hết thì không lẽ một trùm KGB như Putin lại không biết? Vấn đề ở đây là mình đang ốm, nhờ hàng xóm đi mua cho bát phở 30 nghìn thì phải trả công cho hắn 10 nghìn chứ nhờ kiểu tình làng nghĩa xóm thì chắc chắn là hắn không giúp và mình có thể bị chết đói.


1 năm đã trôi qua. Cơn nguy hiểm đã qua. Nước Nga vẫn đứng vững – đến bây giờ thì có thể khẳng định chắc chắn điều đó. Nhưng, như người ta thường nói – “sự ngon miệng đến trong bữa ăn” – tức là khi bắt đầu ăn thì chưa ngon miệng, nhưng cứ ăn đi, rồi sẽ thấy ngon miệng. Năm ngoái Nga tìm đến TQ chỉ là để thoát hiểm, còn bây giờ – khi nguy hiểm đã qua – thì Nga-Trung bắt đầu thấy ngon miệng (hoặc ít ra là làm ra vẻ “đang rất ngon miệng” cho Mỹ thấy). Đó là những gì? Đó là 2 nước thoả thuận sẽ dùng nội tệ thanh toán với nhau chứ không dùng $, đó là khi bán dầu thì chỉ lấy Au chứ không lấy $, đó là lập các ngân hàng BRIC, BIIM, đó là thoả thuận mở “con đường tơ lụa” nối TQ với châu Âu qua lãnh thổ Nga và các nước thuộc LX cũ, đó là Nga bán tổ hợp C-400 cho TQ và doạ bán Su-35, đó là cấp cao nói “chưa có ý định”, nhưng các cấp thấp hơn thì đã râm ran bàn về việc “thành lập liên minh quân sự với TQ”, đó là mời TQ tham gia duyệt binh (mặc dù mức đóng góp của TQ trong việc tiêu diệt đế quốc Nhật Bản khiêm tốn đến mức nực cười – không biết Tập chủ tịch có nhận ra thâm ý của Putin hay không khi mời cả Mông Cổ cùng tham gia duyệt binh [tức là mức đóng góp của TQ và Mông Cổ là như nhau!]), đó là sắp xếp cho Tập chủ tịch đứng cạnh Putin, đó là trong suốt buổi lễ hai nguyên thủ có nhiều điều để tâm sự đến nỗi không thể chờ đến lúc khác mà cứ phải chốc chốc lại gật gù rỉ tai nhau – tất nhiên là hai bác này không đến nỗi tâm đắc “con chấy cắn đôi” với nhau như thế, tất cả chỉ để cho một người cao cao gầy gầy đen đen ngồi trong Nhà Trắng nhìn thấy để mà đau đầu thôi.

Nói tóm lại, Nga không hề xa lánh VN. Chỉ có điều là VN chưa đủ sức cùng Nga làm việc lớn nên Nga đành nhờ ông hàng xóm to khoẻ hơn, thế thôi. Chứ bụng dạ ông hàng xóm này thế nào thì làm gì mà Nga không biết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tolia

Thành viên thường
@masha90: cụ đúng là nghiên cứu khá kỹ về con người và đất nước Nga. Đọc những dòng của cụ thấy rất hay. Nhưng cơ bản theo tôi thì ai đã từng sống và làm việc cùng người Nga thì sẽ cảm nhận được đặc tính dân tộc của họ. Cũng rất "Gấu" nhưng cũng rất tình cảm.
 

nhan1980

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Masha thật đáng khâm phục. Kiến thức rộng, phân tích sâu, ở Nga lâu vậy mà Tiếng Việt rất giỏi, lời văn rất hay.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
@nhan1980: có gì đâu mà anh khen ghê thế, chẳng qua là em hay lang thang trên các trang mạng Nga, nhớ gì thì viết nấy thôi. Khi sang Nga thì tiếng Việt của em đã vững rồi, lại thường xuyên đọc sách tiếng Việt từ bên nhà gửi sang nên không bị quên tiếng Việt, vả lại em về nước đi làm được 2 năm rồi còn gì.


@Tolia: cháu đang cuống cuồng chống ế đây, thế mà chú lại còn cho cháu lên hàng “cụ” thì coi như đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng của cháu rồi!
 
Top