Vùng Tây Bắc

phongt

Thành viên thường
Из истории Эрмитажа

Эрмитаж один из самых известных музеев мира расположен в центре Санкт-Петербурга Эрмитаж был основан императрицей Екатериной второй в 1764 году Екатерина Вторая управляла страной в течение 34 лет, добившись больших успехов во внешней и внутренней политике по ее приказу были построены два здания Эрмитажа и Эрмитажный театр, ставшие первыми зданиями будущего музея Русские послы, работавшие в разных странах мира, получили от императрицы задание покупать для Эрмитажа лучшие произведения искусства.

Сначала Екатерина, сама неплохо разбиравшаяся в искусстве, приобрела коллекцию картин собран ную одним немецким коллекционеров. В коллекции были картины, написанные в основном голландскими художниками эта коллекция картин была доставлена в столицу России на корабле Следующая большая коллекция, содержащая свыше 600 картин, отличающихся очень высоким качеством, была куплена в Австрии. В 1772 году Екатериной были приобретены прекрасные картины, настоящие шедевры, принадлежавшие французскому коллекционеру и ставшие ежемчужинойо коллекции Эрмитажа.

Сначала коллекцией картин, собранной в Зимнем дворце, могли любоваться только члены царской семьи, потому что картины принадлежали лично Екатерине в 1852 году уже при царе Николае первом Эрмитаж стал публичным музеем и был открыт для посещения.

В Эрмитаже можно увидеть произведения искусства почти всех времен и народов здесь представлена античная скульптура произведения русских мастеров, картины Леонардо да Винчи, Рубенса, Рафаэля, Веласкеса и многих других известных художников все это размещено в пяти больших зданиях, связанных между собой.

Mọi ngừời xem và sửa giúp mình nhé. Mình cảm ơn.
 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
@phongt : bạn Phong dịch Việt-Nga nhỉ!? bạn post luôn phần tiếng việt lên nữa để chúng ta cùng tham khảo và cùng sửa cho sát theo nội dung cần diễn đạt nhé.
 

Phan Huy Chung

Thành viên thân thiết
Наш Друг
@phongt отлично! добавить ни чем.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Эрмитаж отметил 250-летие грандиозным 3D-шоу

(Vesti ru)В Петербурге начались грандиозные торжества в честь юбилея Эрмитажа. Одному из самых известных музеев мира 7 декабря исполнится 250 лет. В здании главного штаба открывают выставку знаменитого англичанина Фрэнсиса Бэкона.




Это была идея директора Михаила Пиотровского — сделать в Эрмитаже масштабную выставку великого английского экспрессиониста Френсиса Бэкона. Организовать экспозицию было более чем непросто: менялись партнеры, росли страховочные цены,. Но все же удалось, и накануне дня рождения Эрмитажа в восточном крыле главного штаба показывают 25 работ Бэкона из разных музеев Великобритании, причем 13 предоставил лорд Сейнсбери.

Это его родители в 1950-х заметили начищающего художника и стали его меценатами. Нынешняя выставка названа " Френсис Бэкон и наследие прошлого". Мастер любил рисовать с фотографий или вдохновлялся классическими шедеврами, поэтому картины Бэкона демонстрируют рядом с хрестоматийными эрмитажными полотнами — обнажениями Дега и ню Френсиса Бэкона. Одним из любимых исторических персонажей Бэкона был Папа Иннокентий X. Этаж заполучил портрет Папы кисти Веласкеса из частного собрания.

В это время в Новом Эрмитаже в римском дворике показывают абсолютно уникальный экспонат. До этого дня никто не знал, что же привезут в Эрмитаж из туманного Альбиона, это был сюрприз к юбилею музея. И вот сенсация — это скульптура, которая когда-то украшала греческий Парфенон в 438 году до нашей эры. Лорд Эльгин вывез скульптуру в Англию, и с 1816 года она украшает постоянную экспозицию Британского музея, причем ее никогда не вывозили за его пределы. Когда стало известно, что скульптурное украшение Парфенона привезли в Россию, греки, которые давно требуют возвращения классического наследия, выказали свое недовольство.



Вечер закончился праздником на Дворцовой площади: эрмитажный бал и история музея в грандиозном 3D-шоу. Мокрый снег не помешал, собралась толпа зрителей. На стенах главного стали появляться исторические лица, начиная с Екатерины великой основательницы Эрмитажа и ее знаменитого респондента Вольтера, с которым она совещалась по некоторым вопросам. Закружилась в танце пара, это артисты балета Ирина Перрен и Данила Корсунцев. Их героям предстоит пережить историю Эрмитажа от XVIII века и до наших дней.

Самыми впечатляющими стали сцены пожара Зимнего дворца в эпоху Николая I, история его штурма в октябре 1917 года и блокада Ленинграда, когда стараниями академика Орбели самые главные эрмитажные шедевры удалось вывезти в эвакуацию, а в самом музее все 900 дней осады жили и работали музейные сотрудники, спасавшие родной Эрмитаж.

 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Bảo tàng Hermitage nổi tiếng của Nga kỷ niệm tròn 250 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 7/12, bảo tàng Hermitage lớn nhất của Nga và là một trong những bảo tàng nghệ thuật, văn hóa-lịch sử lớn nhất thế giới đã tổ chức lễ kỷ niệm nhân 250 năm ngày thành lập.


Lễ kỷ niệm diễn ra rực rỡ với màn trình diễn 3D độc đáo mang tên "Vũ hội lịch sử" trên Quảng trường Cung điện ở cố đô St. Petersburg.

Các bức tranh "Vũ hội lịch sử" đã biến quảng trường này thành một màn hình ba chiều khổng lồ.

"Vũ hội lịch sử" trên Quảng trường Cung điện ở cố đô St. Petersburg (nguồn: RT)


Cùng ngày, nhân lễ kỷ niệm Thánh Ekaterina, tại Hermitage cũng sẽ giới thiệu các ấn phẩm phát hành đặc biệt nhân sự kiện này, đồng thời tại tiền sảnh của nhà hát Hermitage sẽ có buổi triển lãm ảnh "Các chuyến thăm Hermitage."



Bên trong Bảo tàng Hermitage. (Nguồn: saint-petersburg.com)

Bảo tàng quốc gia nổi tiếng Hermitage được hình thành hồi năm 1764, khi Nữ hoàng Ekaterina đệ Nhị mua bộ sưu tập gồm 317 bức tranh quý với tổng trị giá lên tới 183.000 Thaler từ thương gia Johanna Ernst Gotzkowski ở Berlin.

Năm 1852, Hermitage đã chính thức mở cửa cho công chúng thăm quan.

Bảo tàng này hiện sở hữu bộ sưu tập gần 3 triệu tác phẩm nghệ thuật và các di sản văn hóa thế giới gồm tranh vẽ, đồ họa, các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng và phát hiện khảo cổ.

Phần trưng bày chính của bảo tàng chiếm 5 tòa nhà chạy dọc sông Neva ở trung tâm St. Petersburg, trong đó các tòa chính của Hermitage chính là Cung điện Mùa Đông trước đây.

Có ước tính cho rằng nếu dừng lại 1 phút để ngắm mỗi đồ vật trong bảo tàng Hermitage, thì khách thăm quan sẽ mất hơn 6 năm mới có thể thưởng thức hết các tác phẩm ở đây.


Chiếc đồng hồ Chim công ở Bảo tàng Hermitage

Điều đặc biệt là ai từng đến thăm Hermitage, chắc chắn không thể quên chiếc đồng hồ Chim công tuyệt đẹp, sống động và tinh xảo với chú công bằng vàng ngẩng đầu nhìn quanh bằng đôi mắt ngọc long lanh và xòe rộng chiếc đuôi dài diễm lệ./.

(TTXVN/Vietnam+)
Nguồn: vietnamplus.vn, kênh RT
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник













Tháng 12 năm nay, một trong những bảo tàng tốt nhất thế giới - Bảo tàng Hermitage ở St. Petersburg - tròn 250 tuổi. Viện bảo tàng này đã được thành lập vào năm 1764, khi Nga hoàng Catherine II đã mua bộ sưu tập tranh từ một thương gia Berlin.

Cái tên Hermitage vốn là một từ tiếng Pháp, có nghĩa là “Góc nhỏ quạnh hiu”. Theo kế hoạch của Nữ hoàng Catherine, để bố trí bộ sưu tập tranh đã dành riêng một phần của tòa cung điện được gọi là “Hermitage nhỏ”, nơi này được xem như một góc thân mật của Imperial Palace dành cho vui chơi giải trí. Ở đây đã trưng bày 225 bức tranh đầu tiên mà Nữ hoàng đã mua ở châu Âu. Đối với Nga hoàng Catherine II, "việc đầu tư cho văn hóa" vừa là một động thái chính trị cho châu Âu thấy rằng, ngân khố Nga không gặp vấn đề về tài chính sau cuộc chiến với Phổ, vừa là một bước đi khẳng định lòng trung thành của đế quốc Nga với tư tưởng của thời kỳ Khai sáng.

Có rất nhiều truyền thuyết về việc thành lập Hermitage. Ví dụ, có một ngày, cô gái trẻ Catherine đi qua Cung điện Mùa Đông và thấy trong bóng tối một bức tranh cỡ lớn của Rubens “Hạ thi thể Chúa Giê-su khỏi cây thập tự”. Catherine dừng lại và ngưỡng mộ hình ảnh này. Và sau đó quyết định tạo ra bộ sưu tập tranh trong cung điện. Chẳng bao lâu sau, Nga hoàng ra lệnh cho các Bộ trưởng và các đại sứ ở nước ngoài nên mua những bức tranh tốt nhất đang trưng bày trong các cung điện khác và trong các bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu. Cho dù truyền thuyết đó là sự thật hay không, nhưng, kết quả là, trong những năm ngồi trên ngai vàng Nữ hoàng Catherine II đã mua cho viện bảo tàng hơn 4.000 bức tranh, hàng trăm tác phẩm điêu khắc, thảm trang trí và đồ trang sức.

Ngày nay, Hermitage là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới. Phần trưng bày chính của bảo tàng chiếm 5 tòa nhà chạy dọc sông Neva. Ở đây bảo quản khoảng 3 triệu tác phẩm nghệ thuật và các di tích của nền văn hóa thế giới. Chỉ cần đi thăm hết các phòng của bảo tàng Hermitage cũng đã bằng đi bộ 22 cây số. Và nếu ta đến bảo tàng mỗi ngày trong 8 giờ và dừng chân chỉ một phút trước mỗi tác phẩm, thì phải mất gần 15 năm để xem hết bộ sưu tập.
Nguồn: ruvr.ru
 
Chỉnh sửa cuối:

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Thánh đảo Valaam tiệm cận thiên đường

Photo: RIA Novosti - ruvr. ru

Ở phía Tây Bắc của nước Nga, nằm giữa hồ Ladoga mênh mông, có hòn đảo đẹp như tranh vẽ tên là Valaam.

Theo truyền thuyết, hai ngàn năm trước đây, Tông đồ Andrei, môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô đã đến nơi này. Quá ấn tượng trước vẻ đẹp diệu kỳ, Tông đồ ban phước cho Balaam và báo trước rằng tại đây sẽ xuất hiện một tu viện Thiên chúa giáo. Lời tiên đoán đã ứng nghiệm: tu viện được xây dựng trên đảo đã trở thành một trong những trung tâm tinh thần của Giáo hội Chính thống Nga.

Lần đầu tiên, Tu viện Valaam được nhắc đến trong biên niên sử thế kỷ XIV. Có nhiều truyền thuyết về cuộc đời thánh thiện của các tu sỹ, hàng ngàn khách lặn lội hành hương về “đảo thánh” dù chỉ một lần trong đời. Con đường đến Valaam xa xôi và nguy hiểm, ngay cả các bức tường tu viện không phải lúc nào cũng bảo vệ khỏi tai họa. Tọa lạc trên biên giới giữa Nga và Thụy Điển, trong các cuộc chiến tranh, tu viện thường bị tấn công và cướp bóc. Khủng khiếp nhất là cuộc tàn sát của quân xâm lăng Thụy Điển vào năm 1580: khi đó tu viện bị phá hủy hoàn toàn, các tu sĩ bị giết chết. Khi đó, Balaam chuyển sang quyền cai quản của vua Thụy Điển.

Chỉ đến thế kỷ XVIII, quân đội Nga mới giải phóng được đảo Balaam. Năm 1715, Nga Hoàng ra chỉ dụ phục chế Tu viện Valaam. Nhưng chẳng bao lâu sau một tai họa lại xảy ra: trận hỏa hoạn lớn đã phá hủy các phòng tu và giáo đường. Tuy nhiên, nhờ sự đóng góp hào phóng của giáo dân, tu viện Valaam lại được hồi sinh lần nữa. Tu viện trở thành một trung tâm truyền giáo: từ đây các tu sĩ được gửi đi rao giảng đức tin Chính thống tận vùng Siberia và Alaska xa xôi, những nơi mà tại thời điểm đó người Nga đang tiến hành những chuyến thám hiểm đầu tiên.

Vào cuối thế kỷ XIX, Nhà thờ Chúa Hiển Dung được xây dựng trên đảo Valaam. Nhà thờ gây ấn tượng mạnh đối với người đương thời. "Giáo đường này là vẻ đẹp và niềm tự hào của tu viện Valaam. Từ khắp mọi nơi đều có thể nhìn thấy sự thanh cao, thẩm mỹ và sự hài hòa màu sắc của nó."- một trong những người hành hương đã viết. Tháp chuông cao 72 mét của tu viện Balaam vút lên trời cao như một mũi tên. Trong số chuông của nhà thờ có chiếc chuông khổng lồ16 tấn vọng khắp cả vùng 40 km.

Balaam là đảo núi, vì vậy các tu sĩ phải lấy nước từ hồ Ladoga mang lên tu viện ở trên sườn dốc. Về mùa đông, lối đi phủ tuyết, xách xô nước đầy đi trên băng trơn không phải dễ dàng. Vào cuối thế kỷ XIX, tu viện có đường ống và sử dụng động cơ nồi hơi để bơm nước. Mỗi giờ, cái máy kỳ dị vào thời đó bơm lên cho các tu sĩ 10 000 lít nước hồ một cách dễ dàng. Về sau, những người thợ khéo tay của tu viện đã hoàn thiện chiếc máy: nó có thể giúp các tu sĩ cưa củi và xay bột.

Những năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ mà tu viện phát triển mạnh mẽ. Trong tu viện có cả khách sạn cho dân hành hương, thư viện, có xưởng thuộc da và trang trại. Các vườn rau và vườn cây ăn trái của tu viện cho mùa thu hoạch lớn – chỉ riêng táo đã có đến 60 loại. Nhưng rồi năm 1917 đã diễn ra cuộc cách mạng ở Nga. Balaam được nhượng lại cho Phần Lan, trên đảo có một đơn vị quân đội. Thời chiến tranh Liên Xô-Phần Lan 1939-1940, tu viện bị tổn thất nặng nề, nhiều tòa nhà bị phá hủy, nhưng may mắn là vẫn giữ được nhà thờ Chúa Hiển Linh và thư viện gần 30 000 quyển.

Sau chiến tranh, Balaam được trả cho Liên Xô. Chính quyền mới đóng cửa tu viện, các tu sĩ phải di tản sang Phần Lan. Các tòa nhà của tu viện trở thành ký túc xá trường Hàng hải, cửa hàng rau, câu lạc bộ, nhà dưỡng lão… Tu viện dần dần bị hư hỏng và đổ nát. Chỉ đến năm 1979, mọi thứ thay đổi hoàn toàn khi tu viện Valaam được phong cơ chế bảo tàng. Các nhà phục chế đã cứu tu viện khỏi cảnh hoang tàn. Rồi ngay trước khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các tu sĩ trở lại, mở ra một trang mới trong lịch sử "đảo thánh".

Ngày nay, Tu viện Valaam trở về cơ chế trung tâm tinh thần của Giáo hội Chính thống giáo Nga. Mỗi năm, hàng trăm ngàn du khách và người hành hương đến thăm đảo thánh. Theo lời một giáo sĩ, "Balaam, nơi ta nhìn thấy những vách đá và núi cao, sẽ trở thành tầm cao tâm linh để ta đến với ngôi đền trên Thiên Đường.”
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: Flickr.com/ninara/cc-by

Theo tiếng Đức, tên gọi của thị trấn Shlisselburg nằm ở tây bắc của LB Nga có nghĩa "Thị Tứ Thìa Khóa".


Lịch sử Shlisselburg bắt đầu cách đây bảy thế kỷ, khi một pháo đài vững chãi xuất hiện trên những hòn đảo giữa dòng Neva, trở thành một trướng ngại nguy hiểm cho mọi đối phương.

Những cuộc chiến đẫm máu diễn ra trên hai bờ sông Neva trong nhiều thế kỷ: Các vua Thụy Điển không từ bỏ mưu đồ đánh chiếm vùng bờ phía đông Biển Baltic, là nơi sinh sống của những người Nga. Nhiều lần hạm đội Thụy Điển đã ngược dòng Neva tiền sâu vào đất liền tàn phá và cướp bóc các thị trấn, làng mạc. Phải tìm cách chặn đứng kẻ thù. Năm 1323, Quận vương Moskva Yuri đã hạ lệnh xây pháo đài trên đảo Orekhovy án ngữ thượng nguồn sông Neva. Oreshek /có nghĩa - cái hạt nhỏ/ chính là tiền thân của thị trấn Shlisselburg.

Pháo đài là “cái hạt khó cắn” đối với người Thụy Điển, từng kiên cường bám trụ trước hàng loạt cuộc tấn công, vây hãm. Vào năm 1612, kẻ thù lại tìm cách cướp pháo đài bướng bỉnh. Sau cuộc kháng cự quyết liệt, Oreshek thất thủ. Quân Thụy Điển hân hoan sáp nhập địa danh Oreshek vào vùng lãnh địa của họ.

90 năm sau, người Nga phục thù: Sa hoàng Peter I chiếm lại pháo đài vào năm 1702 và ông yêu cầu đổi tên Oreshek thành Shlisselburg. Nhà vua kỳ vọng "Thị trấn-Chìa khóa" sẽ mở đường cho người Nga tự do tiến ra biển Baltic. Nước Nga đánh bại Thụy Điển và không cho ai đoạt lấy bờ đông. Để tỏ lòng biết ơn Sa hoàng, người dân nơi đây đã dựng tượng đài Peter I trên quảng trường trung tâm Shlisselburg.

Sau chiến thắng, pháo đài cũ mất đi vai trò quân sự vì giờ đây nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Một ngôi làng đã hình thành trên tả ngạn sông Neva đối diện với những bức tường đá. Nó ngày càng lớn nhanh và được công nhận là thị trấn vào năm 1780. Không phải ai sống ở đây cũng đủ kiên nhẫn đọc cái tên tiếng Đức Shlisselburg nhiều chữ và trong dân gian thị trấn được gọi với cái tên Nga trìu mến là Shlyushin. Shlyushin được ghi cả trong các cuốn sổ tay hướng dẫn bên cạnh tên gọi chính thức của thị trấn.

Nhưng mọi sự trìu mến bỗng tan biến nếu ai đó bỗng nhắc tới pháo đài cổ Shlisselburg. Nó đã bị biến thành một nhà tù hà khắc của Đế chế Nga. Trong những phòng đá và ngục tối lạnh giá, nơi ánh sáng mặt trời không thể lọt vào, nhà chức trách giam giữ "kẻ thù của Đế chế". Ở những thời điểm khác nhau, tù nhân của pháo đài Schlisselburg đã từng là những vị quý tộc, các nhà cách mạng, tù hình sự và thậm chí cả thành viên hoàng tộc. Họ đánh mất tất cả, thậm chí hy vọng xin ân xá.

Các tù nhân đã được thả sau cách mạng năm 1917. Chính quyền mới vĩnh viễn đóng cửa nhà tù khủng khiếp. Hôm nay ở đây bố trí một bảo tàng lịch sử. Hành lang dài tối tăm và những ô cửa sổ nhỏ xíu tạo nên ấn tượng về một không gian nặng nề. Người xem chỉ có thể phỏng đoán về sự chịu đựng của các tù nhân bị cách ly nhiều năm trong im lặng ngột ngạt. Có nhiều người đã phát điên và tự tử. Suốt hai trăm năm, không một phạm nhân nào trốn thoát khỏi nhà tù đá Schlisselburg.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức chiếm đóng Shlisselburg. Riêng pháo đài do một đơn vị bảo vệ đã không chịu đầu hàng. 500 ngày đêm mưa bom ập xuống hòn đảo nhỏ, tưởng chừng không ai có thể sống sót. Nhưng những người lính Xô Viết lánh trong các hầm ngầm đã kiên cường đánh bật từng đợt tấn công của kẻ thù. Chiến công của họ được mãi mãi ghi nhớ: một quần thể tượng đài tưởng niệm những người lính dũng cảm đã được đặt bên trong pháo đài. Tàn tích của các tòa nhà và bức tường như nhắc nhở những thế hệ hôm nay về cuộc chiến tranh tàn khốc.

Thị trấn Shlisselburg không thể tự hào về vô số di tích lịch sử, phần nhiều đã bị chiến tranh tàn phá. Nhưng bản thân thị trấn pháo đài đã trở thành một tượng đài – chiếc chìa khóa thiêng liêng bảy thế kỷ canh giữ biên giới tây bắc của Nga trước những vị khách không được mời.
Nguồn: ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Arkhangelsk – hòn bảo châu miền Bắc Nga



Trong năm nay (2015), thành phố Arkhangelsk, thủ phủ phi chính thức của miền Bắc Nga sẽ kỷ niệm 440 năm tạo lập.


Lịch sử đô thị này khởi đầu vào năm 1584 xa xưa, khi trên bờ sông Bắc Dvina chảy vào Bạch Hải xuất hiện một pháo đài nhỏ bằng gỗ. Nếu tin vào những dòng trong biên niên sử, thì chỉ vẻn vẹn trong một ngày đã dựng xong tòa pháo đài. Thế là khai sinh thành phố đảm nhận vai trò quan trọng trong lịch sử nước Nga.

Số phận Arkhangelsk luôn gắn bó mật thiết với biển. Trong các thế kỷ XVI-XVII, nơi đây là trung tâm thương mại hàng hải của Nga với các nước châu Âu, mang về cho ngân khố nhà nước khoản thu nhập khổng lồ. Đô thị nhanh chóng phát triển và mở mang, thay thế cho các ngôi nhà gỗ là những tòa lâu đài bề thế và nhà thờ uy nghi bằng đá.

Thế kỷ XVIII là thời hoàng kim của Arkhangelsk. Nhờ công sức nỗ lực và nhiệt tâm trí tuệ của nhà cải cách vĩ đại là Sa hoàng Pyotr I, đô thị này trở thành trung tâm của ngành đóng tàu Nga: cơ sở đóng tàu lớn nhất của đất nước mỗi năm xuất xưởng hàng chục thương thuyền và tàu chiến. Xứ Nga vươn lên tầm vóc đại cường quốc hải quân. Để tỏ lòng ghi ơn vị quân vương, các cư dân của Arkhangelsk đã dựng tượng đài vinh danh Sa hoàng Pyotr I. Cần nói thêm là hôm nay có thể thấy tượng đài này không chỉ qua những bức ảnh, mà còn được in trên đồng tiền Nga mệnh giá 500 rúp.

Qua thời gian, Arkhangelsk được cải biến thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Nga và là "cửa ngõ" mở lối ra vùng Bắc Cực. Ở đây đã lập những đoàn thám hiểm khoa học nghiên cứu Biển Bắc và tuyến đường hàng hải phương Bắc, không gian rộng lớn từ bán đảo Kolsky tới eo biển Bering ngăn cách châu Á và Mỹ. Những con người tiên phong dũng cảm đã khám phá và nghiên cứu nhiều hòn đảo trên biển lạnh vùng Cực, xóa dần "điểm trắng" lớn trên những tấm bản đồ địa lý.

Trong thời gian Thế chiến II, Arkhangelsk đảm trách vị trí căn cứ của Hải quân Xô-viết. Tàu chiến bảo vệ các đoàn xe của hải quân Anh và Mỹ chuyển giao thiết bị quân sự đến Liên Xô cùng đạn dược và nguyên liệu chiến lược. Không chỉ một lần Arkhangelsk phải hứng chịu đòn không kích ác liệt của quân Đức, nhưng kẻ thù đã không thể bẻ gãy sự kháng cự kiên cường của các chiến sĩ bảo vệ thành phố. Chiến công của họ không bị lãng quên. Năm 2009, theo Sắc lệnh của Tổng thống Nga, Arkhangelsk đã được nhận danh hiệu cao quí — Thành phố Vinh quang Quân sự.

Ngày nay, "thủ phủ miền Bắc" đã trở thành điểm "hành hương" của du khách muôn phương. Ở Arkhangelsk và vùng lân cận có rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích dành cho những cuộc tham quan du ngoạn thú vị. Chẳng hạn, khu bảo tồn độc đáo về di tích kiến trúc gỗ Nga Malyie Korely. Trên địa bàn rộng lớn nơi đây bố trí hơn 100 nhà thờ, tháp chuông, những dãy nhà dân quê rộng rãi, cối xay gió cùng vựa chứa lúa, được xây dựng từ hồi thế kỷ XVI-XIX. Thành quả sáng tạo của các nghệ nhân thợ cả Nga vô danh đã được cẩn thận chuyển đến Bảo tồn từ những các góc xa xôi nhất của vùng Arkhangelsk. Và hôm nay, mọi người có dịp chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc gỗ đã được nhân dân cứu thoát khỏi nạn cướp bóc và phá hoại.

Phía bắc của Arkhangelsk, trên hòn đảo ở Biển Trắng có Tu viện Solovetsky — một trong những cơ sở nổi tiếng nhất của Chính thống giáo Nga. Công trình kiến trúc tuyệt hảo này cực kỳ hài hòa với vẻ kỳ thú của thiên nhiên phương Bắc. Tất cả toát lên vẻ quyến rũ trên hòn đảo như thần thoại: những nhà thờ cổ kính, bức tường đá uy nghi của các tu viện, chiếc hồ đẹp như tranh vẽ với làn nước luôn luôn trong vắt như pha lê…Xung quanh lan tỏa sự bình yên, trong bầu không khí tĩnh mịch thỉnh thoảng vẳng tiếng kêu của những con mòng biển hay tiếng động cơ tàu thuyền xa xa…

Arkhangelsk được vinh danh bởi các nghệ nhân tài năng của vùng đất này. Ghé vào cửa hàng lưu niệm, du khách có thể mua được những tác phẩm của họ như các món đồ chơi đất nung ngộ nghĩnh, chiếc tráp sơn hoặc hộp xương chạm trổ tinh tế. Nhưng món quà lưu niệm đặc trưng dễ nhận biết nhất của Arkhangelsk là "Con chim hạnh phúc" bằng chất liệu gỗ. Từ bao đời nay con chim gỗ này được dân địa phương coi là lá bùa mang điềm may và sự thịnh vượng đến cho mỗi căn nhà. Còn đối với các du khách, chú chim lạ thường này lưu dấu kỷ niệm đẹp về Arkhangelsk — viên ngọc châu quý giá của miền Bắc Nga.

Nguồn: SputnikNews
 

Thanh Tùng Kb

Thành viên thường
Xin chào mọi người,sắp tới mình có sang thành phố Petrozavodsk để học về ngành âm nhạc .Trường mình được nhận là Petrozavodsk State Glazunov Conservatory (http://glazunovcons.ru) .
Các bạn,anh chị có ai đang sinh sống tại thành phố này hay biết thông tin về trường nhạc này thì cho mình/em xin liên hệ nhé .E xin cảm ơn rất nhiều ạ ^^

 
Top