Bản Tin Bang Giao

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Từ thời Liên Xô đã có truyền thống các thành phố hoặc khu vực của Nga và Việt Nam kết nghĩa với nhau.

Mã chèn diễn đàn :
Sau khi Liên Xô sụp đổ, truyền thống đó cũng không bị lãng quên. Hơn thế nữa, nếu như trước đây các mối quan hệ chủ yếu mang tính hình thức, thì hiện nay sự kết nghĩ anh em giữa các thành phố Nga Việt đang có nhiều nội dung cụ thể và đi vào thực tiễn.

Mối quan hệ anh em kết nối St. Petersburg và thành phố Hồ Chí Minh, Vladivostok và Khánh Hòa, Chita và Ninh Bình, Ulyanovsk và Nghệ An, Hà Tĩnh và Ekaterinburg.

Cách đây chưa lâu, Đà Nẵng và thành phố cổ Yaroslavl của Nga đã lễ kỷ niệm 1000 năm thành lập. Hai thành phố này kết nghĩa anh em với nhau từ ba thập kỷ trước. Gần đây, hàng năm có khoảng hai trăm người dân Yaroslavl đi nghỉ tại Đà Nẵng trong dịp nghỉ phép, và chỉ số này có tiềm năng tăng trưởng lớn. Phó Thị trưởng Yaroslavl Boris Tamarov cho biết:

“Hai thành phố chúng tôi có mối quan hệ đối tác theo hướng du lịch và văn hóa. Đáng tiếc, cho đến nay, quy mô quan hệ kinh tế còn tương đối nhỏ, chỉ khoảng 150.000 đô la/năm. Chủ yếu chúng tôi sản xuất động cơ ô tô, sơn, vecni cho Việt Nam. Bởi vì chế tạo ô tô là ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của thành phố Yaroslavl. Sinh viên Việt Nam đến thành phố chúng tôi để học tập. Ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam được đào tạo tại trường đại học tổng hợp của chúng tôi, tại trường y và các trường đại học khác.”

Mùa hè năm 2014, Yaroslavl đã một trong số ba thành phố Nga diễn ra các sự kiện Ngày văn hóa Việt Nam tại LB Nga. Hàng chục ngàn công dân thành phố đã thưởng thức nghệ thuật Việt Nam. Ban lãnh đạo thành phố tranh thủ nhân dịp này tiếp xúc với các quan chức Đà Nẵng để thảo luận về chương trình liên kết mới. Đó là thiết lập quan hệ giữa doanh nhân hai nước, trao đổi sinh viên và và các đoàn nghệ sỹ, lập tuyến bay thẳng giữa Đà Nẵng và Moskva - thủ đô Nga, cách Yaroslavl ba trăm cây số.

Các mối liên hệ đó rất hiệu quả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Tiến cho biết:

“Cả hai bên chúng tôi đều mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với nhau trong giáo dục, y tế, văn hóa và kinh tế. Đà Nẵng mong đợi các nhà đầu tư từ Yaroslavl nói riêng, từ Nga nói chung - họ luôn luôn cần thiết để phát triển thành phố.

Phó Thị trưởng Yaroslavl Boris Tamarov dự định trong năm mới sẽ đến thăm Đà Nẵng, tiếp tục làm việc về chương trình liên kết. Hiện tại, ông gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới nhân dân thành phố Đà Nẵng kết nghĩa nhân dịp Năm Mới 2015 sắp tới.
Nguon ruvr .ru
 

Attachments

  • DANANG_POBRATIMY.mp3
    2.6 MB · Đọc: 426

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Автор и ведущая программы – Маргарита Лянге.



Mã chèn diễn đàn :
Новости:
В Салехарде прошёл ХII Конгресс финно-угорских писателей, в котором участвовали полсотни литераторов из Финляндии, Венгрии, Эстонии, Франции, а также восьми регионов России: Коми, Карелии, Марий Эл, Удмуртии, Пермского края, Ханты-Мансийского, Ямало-Ненецкого и Ненецкого автономных округов. Главной темой форума стала детская литература и роль фольклорных традиций в воспитании детей и молодежи.

В Удмуртии наблюдается ажиотаж вокруг курсов удмурсткого языка, организованных властями республики. Бесплатные языковые курсы начали работать с сентября этого года в Глазове и Ижевске. Из-за наплыва желающих организаторам пришлось увеличить количество групп и перевести их на интенсивное обучение.

В Москве выбрали победительниц национального конкурса красоты "Краса России - 2013". Первое место досталось представительнице Владимирской области Анастасии Трусовой. Завоевавшая звание первой вице-мисс студентка Новосибирского технического госуниверситета Лилия Петрова получила приз в номинации "Русский образ". Эта номинация впервые была представлена на конкурсе.

Девушки демонстрировали навыки рукоделия, вокальные и танцевальные способности, выходили в купальниках, национальных костюмах, в вечерних платьях и в форме военно-морского флота.

В Челябинске в середине декабря пройдет фольклорно-гастрономический фестиваль "Уральские пельмени на Николу зимнего". Праздник приурочен к Николиному дню и поддерживает русскую традицию торгов и ярмарок, которые проходили перед Новым годом с широким размахом. В программе народные забавы и кулачные бои, песни и пляски. Участники клуба исторических реконструкций воссоздадут атмосферу уральской ярмарки прошлых столетий.

Сами о себе

Программа отправляется во Владивосток, в гости к человеку, который приехал в нашу страну четверть века назад. Нгуэн Тхи Май Зунг очень полюбила русские народные песни. В программе прозвучит фрагмент песни «Пряха» в исполнении россиянки вьетнамского происхождения, так, как она поет ее в кругу своей семьи.

 

Attachments

  • 244.mp3
    25.1 MB · Đọc: 449

hong tham

Thành viên thân thiết
Наш Друг
hiện giờ mình đang học năm 3 rồi nên cho em chút lời khuyên là nên luyện giao tiếp với bạn Nga và người địa phương nhiều hơn để tăng khả năng nghe nói tốt >. năm 1 ai cũng bỡ ngỡ vì theo học ko kịp có bạn còn khủng hoảng tâm lý do ko ghi chép bài vở kịp. tốt nhất là mượn vở bạn tây chép và ở nhà ôn tập tìm tài liệu theo bài giảng trên lớp. người việt m được cái cần cù bù thông minh nên thầy cô giáo cũng quý.có gì không hiểu thì hỏi ngay thầy cô trên lớp hay sau tiết học giải thích thêm cho.như vậy cũng tạo ấn tượng tốt ham học đối với thầy cô.
cố lên nha!
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Vladimir Ivanov - Chuyên gia Việt Nam học

Vladimir Ivanov - Bác Volodya. Tên họ này quen thuộc với nhiều người, cả các chuyên viên Việt Nam học người Nga và Nga học người Việt, các giảng viên và sinh viên, rồi tất cả nnhững người Việt học tiếng Nga hay người Nga học tiếng Việt đều biết danh tính ông.Đã năm thập kỷ nay hàng bao lượt người sử dụng những cuốn Từ điển, trên trang bìa ghi tên tác giả V.V. Ivanov.

Ông là người thầy mến yêu của những chuyên viên mang vinh quang về cho ngành Việt Nam học ở Nga. Ông đã miệt mài chuẩn bị để công bố nhiều tác phẩm văn học kinh điển Nga bằng tiếng Việt. Ông là thành viên tập thể tác giả biên soạn và hiệu đính bộ Đại từ điển Việt-Nga bề thế mới xuất bản cách đây chưa lâu. Ông còn là một người lính của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Những người lính như thế bây giờ còn lại rất ít. Ngày 21 tháng Giêng, Vladimir Ivanov kỷ niệm mốc sinh nhật chẵn đại thượng thọ 90 tuổi.

Khi chiến tranh bùng nổ, Volodya Ivanov mới 16 tuổi, vừa kết thúc chương trình lớp 9 phổ thông và chỉ học lớp 10 được đúng một ngày. Thay vì đến trường học tập, Volodya cùng với các thanh thiếu niên bạn bè và những người trẻ tuổi tham gia đào công sự chống tăng và thu hoạch vụ mùa, dựng chướng ngại vật trong những cánh rừng ngoại ô và dập tắt đám cháy do bom rải trên mái nhà thân thuộc ở một ngõ phố Matxcơva. Rồi sau đó Volodya vào làm việc tại nhà máy chế tạo súng cối. Như mọi nhân viên của công binh xưởng, Volodya có quyền ở lại đó không cần nhập ngũ. Nhưng vào năm 1943, khi đủ 18 tuổi, Volodya Ivanov đã tự tìm đến đăng ký ở Phòng Quân vụ để rồi được gửi đến trường Trung cấp Pháo binh ở thành phố Tula của những chuyên gia sản xuất vũ khí. Sau tháng rưỡi học tập, một số học viên trong đó có Volodya được gửi ra tiền tuyến. Ngay sau đó, các thanh niên trẻ măng này đã tham gia vào một trong những chiến dịch đẫm máu nhất của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại – cuộc vượt sông Dnepr. Trong bão lửa hỏa lực địch dữ dội, những người lính xô-viết dùng đủ mọi thứ tìm thấy để bơi qua con sông rộng và theo đúng nghĩa đen họ lao bổ vào trận địa được thiết kế kiên cố của quân phát-xit ở bờ dốc hữu ngạn của dòng Dnepr. Vladimir Ivanov hồi tưởng như sau:

“Tiểu đoàn chúng tôi chỉ chiếm được một chiến hào.Trong những ngày đầu tiên, những trận đánh diễn ra liên tục suốt ngày đêm, bọn địch cố ném chúng tôi trở lại bờ kia của sông Dnepr. Ngày 15 tháng Mười năm 1943 tôi bị thương nặng, tám tháng rưỡi nằm trong Quân y viện cả ở miền nam lẫn miền bắc đất nước, và cả ở Matxcơva. Ra viện, tôi xuất ngũ và từ đó không trở lại đội hình nữa”.

Theo tính toán của các sử gia, thời hạn sống của một xạ thủ súng máy ở tuyến tiền tiêu ác liệt trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại chỉ gồm có 5 ngày. Vladimir Ivanov đã gặp may, ông chiến đấu trên tuyến đầu trong suốt hai tuần lễ mà vẫn sống sót. Từ quân y viện trở về, Ivanov hoàn thành chương trình lớp 10 và nhập học tại trường Đại học Mỏ.

Ông Ivanov kể: “Tôi trải qua học kỳ mùa hè và đến đợt thi tiếp theo thì tôi hiểu ra rằng khai thác mỏ hoàn toàn không phải là công việc hợp với mình. Tôi rút lại hồ sơ giấy tờ và rời trường. Tháng Chín năm 1946, tôi vào học ở Viện Nghiên cứu phương Đông và tốt nghiệp năm 1952. Trong số bạn đại học của cha tôi có một nhà nghiên cứu Ấn Độ, và những câu chuyện của ông về phương Đông kỳ bí thực sự hấp dẫn làm tôi say mê. Tại Viện, tôi nghiên cứu ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ và đã viết luận văn về thành ngữ cách ngôn tiếng Thổ. Nhưng đến năm 1950, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam DCCH, và đất nước xô-viết cần đến các chuyên viên biết tiếng Việt. Cùng với tôi, được đề nghị nghiên cứu thứ ngôn ngữ Á Đông này còn có một số sinh viên khác, những người sau này trở thành chuyên gia Việt Nam học hàng đầu ở Liên Xô như Alla Shiltova, Yvetta Glebova, Albert Mazaev ... Nhiệm vụ mới mẻ và chẳng hề giản đơn. Không có sách giáo khoa mà cũng chẳng có từ điển. Cuốn tài liệu tham khảo đầu tiên của tôi là tập sách mỏng với bản dịch sang tiếng Việt bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Vyshinsky tại kỳ họp thứ nhất của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1946. Sau đó, có thời gian chúng tôi theo học ở Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva MGU. Rồi tiếp đến là sự kiện Viện của chúng tôi sáp nhập với Đại học Quan hệ Quốc tế MGIMO, và thế là tôi có mặt tại trường đại học ngoại giao hàng đầu của đất nước”.

Vladimir Ivanov dạy tiếng Việt ở những trường đại học khác nhau, kể cả ở MGIMO. Các học trò của ông trở thành phiên dịch viên xuất sắc về tiếng Việt, nhận công tác trong các lĩnh vực khác nhau nhất: ngành ngoại giao, cơ quan chính phủ, ngành quân sự và lĩnh vực khoa học. Có thời gian Vladimir Ivanov được cử sang công tác ở Việt Nam, nơi ông đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và những lãnh đạo khác của Nhà nước Việt Nam. Chuyên viên Nga Ivanov đã góp phần xây dựng ngành công nghiệp của đất nước Dân chủ Cộng hòa ở vùng Đông Nam Á. Ông từng có nhiều năm làm việc tại Nhà xuất bản “Tiến bộ” Matxcơva, ấn hành bản chuyển ngữ sang tiếng Việt những tác phẩm chính trị-xã hội và văn học Nga. Uy tín cao của ông trong tập thể các chuyên viên Việt Nam học xô-viết thể hiện ở việc nhiều lần Vladimir Ivanov đảm nhận trọng trách dẫn đầu nhóm các thông dịch viên tiếng Việt tại các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô. Khối kiến thức phong phú uyên thâm của ông đắc dụng trong công việc yêu thích nhất là làm từ điển. V.V. Ivanov tham gia biên soạn cuốn Từ điển Việt-Nga nổi tiếng thường được gọi tắt là “Cuốn Xanh", công bố vào năm 1961, và bộ Đại từ điển mới Việt-Nga, là công trình được tiến hành trong nhiều năm và hoàn thành vào năm 2012. Vladimir Ivanov là một trong ba tác giả của bộ Từ điển Nga-Việt hai tập gồm khoảng 43.000 từ mà suốt trong nhiều năm qua cũng như nhiều năm tới chắc vẫn là nguồn chính và toàn diện nhất để tra cứu khi dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt.

Còn phải kể thêm nữa là ngay từ thuở làm người lính Hồng quân chiến đấu ngoài mặt trận, Vladimir Ivanov đã bắt đầu sáng tác thơ. Ông viết về mọi chuyện: về chiến tranh, về Việt Nam, về tình yêu và cuộc sống. Chúng ta sẽ nghe tác giả Vladimir Ivanov đọc một trong rất nhiều bài thơ của ông:

Vá tấm lưới cũ trong chiều buông thanh vắng
Nghe thoảng đâu đây lời hát nhẹ nhàng
Có đảo nhỏ đất mặn mòi bốn bề sườn dốc đứng
Những con tàu dửng dưng ngang qua về phố lớn Hải Phòng
Dáng tàu khuất xa rồi chàng ngư dân thuần phác
Vẫn tin có ngày Cát Bà đón tàu cập vào bến đảo hằng mong…

Đã hơn bốn chục năm nay, hàng năm vào Ngày Chiến thắng 9 tháng Năm người lính già của Sư đoàn Cận vệ số 12 Vladimir Ivanov đều mặc bộ quân phục cũ sờn và ra Công viên Văn hóa Gorky, một điểm hẹn hội ngộ của các cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại từ khắp nước Nga. Đã ba năm nay, chỉ còn lại mình ông là đại diện của Trung đoàn cũ. Nhưng vào ngày này, sau bàn tiệc trong căn hộ ấm cúng hiếu khách của vợ chồng ông Ivanov đều tề tựu đông đủ con cháu của những người đồng chí đồng đội cũ tìm về quây quần bên Vladimir Vladimirovich. Ước mong sao truyền thống này sẽ tiếp nối dài lâu!

Mừng sinh nhật bác Volodya yêu quí, xin kính chúc sức khỏe và sự mẫn tiệp. Chúng tôi hy vọng trong nhiều, thật nhiều năm nữa còn được chiêm ngưỡng sự thông thái, khả năng kết thân quảng giao và luôn yêu mến mọi người, tính cách khảng khái bộc trực và lương thiện cùng óc trào lộng hài hước không gì sánh nổi. Xin kính chúc đại trường thọ, hạnh phúc viên mãn, thưa chuyên viên Việt Nam học lão trượng, người lính và nhà thơ Nga Vladimir Ivanov!
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Việt Nam có của ba đài tưởng niệm người Nga

Tại Hòa Bình có đài tưởng niệm những người xây dựng thủy điện. Tại Cam Ranh có đài tưởng nhớ các quân nhân sang Việt Nam giúp tăng cường quốc phòng của nước cộng hòa. Và tại Lái Thiêu, gần thành phố Hồ Chí Minh có đài tưởng niệm các thủy thủ của tàu tuần dương "Diana" đã qua đời ở Sài Gòn hơn 110 năm trước.

Chiếc tàu tuần dương Nga này giống hệt như con tàu "Aurora" nổi tiếng, do tình cờ, cũng đã từng hiện diện tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20, sau khi tham gia các trận đánh trong cuộc chiến Nga - Nhật từ những ngày đầu tiên. Đầu năm 1904, tàu chiến "Diana" tham gia bảo vệ Port Arthur, cơ sở quân sự của Nga ở Trung Quốc. Trong tháng Bảy, chiếc tàu tuần dương được lệnh phải rời khỏi Port Arthur và tiến tới Vladivostok. Trong một trận hải chiến với Nhật Bản, tàu bị hư hại đáng kể, nhiều thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng và bị thương. Chạy trốn sự truy đuổi của tàu chiến Nhật Bản, thuyền trưởng "Diana" đưa tàu tuần dương tới bờ biển Việt Nam. Nhà sử học Nga Petr Tsvetov cho biết:

“Đây là quyết định xuất phát từ chỗ Pháp tuyên bố trung lập trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Đồng thời tàu của Nga và Nhật Bản có thể lưu trú tại các cảng thuộc thực dân Pháp như ở Việt Nam trong thời hạn bất kỳ, có thể sử dụng sự hỗ trợ của các doanh nghiệp địa phương để thực hiện công việc sửa chữa, ngoại trừ những gì liên quan đến vũ khí của họ.”

Tàu "Diana" đến Hải Phòng ăn than và đến 8 tháng Tám thì vào cảng Sài Gòn. Ở đó, bất chấp tuyên bố trung lập của Pháp, có một bất ngờ khó chịu đang chờ đợi tàu chiến Nga. Hóa ra để cập bến sửa chữa, tàu biển cần phải có giấy phép của chính phủ Pháp. Do thực tế là chính phủ Pháp đang đứng về phía Nhật Bản, điện tín từ Paris ra lệnh cho các quan chức của chính quyền thuộc địa tước vũ khí của tàu tuần dương. Tàu phải tháo cờ Nga, vũ khí trên tàu bị đưa nộp vào kho trên bờ. Những người còn lại của thủy thủ đoàn thì phải thực tập nội trú.

Tàu "Diana" phải ở lại Sài Gòn 14 tháng. Trong thời gian này, tám trong số thủy thủ của nó đã chết vì vết thương trong cuộc chiến với Nhật Bản và vì khí hậu bất thường. Họ được chôn cất tại nghĩa trang ở trung tâm Sài Gòn. Sau gần bảy mươi năm, khi các nhà chức trách thành phố Hồ Chí Minh quyết định xây công viên tại khu vực nghĩa trang, theo thỏa thuận với phía Nga, hài cốt của các thủy thủ đã được chuyển đến nghĩa trang thành phố Lái Thiêu. Tại khu mộ, năm 1985 đã dựng lên một tượng đài có hình con tàu với cột buồm cao và chiếc neo để tưởng niệm các thủy thủ Nga.

Cừ Nga trên tàu tuần dương "Diana" lại được kéo lên vào tháng Mười năm 1905, sau khi phê chuẩn hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản. Cùng thời điểm đó, có tàu tuần dương khác là tàu "Aurora" và các tàu khác của Nga cũng tham gia chiến sự được ghé vào Sài Gòn. Trong tháng Mười một, họ rời cảng Sài Gòn và lên đường về biển Baltic quê hương. Về sau, tàu "Aurora" đã đi vào lịch sử, góp phần vào cuộc cách mạng năm 1917. Còn số phận tàu "Diana" thì rất đáng buồn. Năm 1922, khi chính phủ nước cộng hòa Xô Viết trẻ tìm mọi cách để chống đói, tàu tuần dương Nga đã được bán cho Đức để làm sắt vụn.
Nguồn ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
© Photo: vluki.ru

Tiếp tục chương trình phát thanh của chúng tôi hôm nay là chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”.

Như chúng tôi đã nhắc tới, những thông tin đầu tiên về Việt Nam đến với nước Nga vào giữa thế kỷ XVII. Trên quả địa cầu được Sa hoàng Nga Alexei, thân phụ Piotr Đại đế sử dụng, lãnh thổ Vương quốc An Nam đã được mô tả khá chính xác.

Việt Nam biết đến nước Nga vào giữa thế kỷ thứ XVIII. Nhà bác học và bách khoa thư Lê Quý Đôn đề cập tới đế chế Nga và Mátxcơva trong các trước tác của ông.

Gần một thế kỷ sau, linh mục Công giáo Philip Bỉnh đã giới thiệu chi tiết hơn về Nga. Trong Sách sổ sang chép các việc, ông giới thiệu với người đọc về vị trí địa lý, thiên nhiên, chính trị, quân đội Nga. Từng sống ở Bồ Đào Nha, thầy cả Bỉnh trở thành nhân chứng quân đội Napoleon chiếm đóng Bồ Đào Nha vào năm 1807. Ông tỏ ra quan tâm tới tiến trình Cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 của nhân dân Nga chống nước Pháp Napoleon, chân thành đồng cảm và chia sẻ niềm vui thắng lợi của người Nga. Trong Sách sổ sang chép các việc, linh mục Philipp Bỉnh đã mô tả chính xác chiến lược thành công của quân Nga chống Napoleon. Ông còn nhận xét đối chiếu tình hình quân sự - chính trị căng thẳng ở châu Âu đầu thế kỷ XIX với sự tồn tại hòa bình khi đó giữa Nga và Trung Quốc.

Gần đây, sử gia Piotr Stvetov từ Mátxcơva phát hiện một số nhắc nhở thú vị về nước Nga ở Việt Nam. Ông cho biết:

“Năm 1905, nước Nga đã bước vào tác phẩm văn học Việt Nam. Ví dụ, trong bài thơ “Á tế Á ca". Tác giả nhắc đến Vladivostok, St. Petersburg, gọi Nga là một nước lớn và giàu.”

Nhà sử học Mátxcơva còn cho biết, bài ca Câu chuyện năm châu lục cũng nhắc tới nước Nga. Tác giả chưa được biết tên viết: “Không một quốc gia nào lớn như vậy”. Một phần quan trọng của bài thơ viết về hoàng đế Nga Piotr Đệ I, về những chiến thắng quân sự và cải cách của ông. Thực tế, theo ông Stvetov, bài ca được viết cho học sinh trường Đông Kinh Nghĩa Thục, với mục đích giáo dục lòng yêu nước trong học sinh người Việt. Bằng những ví dụ từ lịch sử nước Nga, tác giả hi vọng khêu gợi trong lòng đồng bào mình mong muốn cải cách vì lợi ích Tổ quốc.
Nguồn ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Photo: http://enw-fond.ru/

Đài "Tiếng nói nước Nga" phát thanh từ Matxcơva tiếp nối chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua” nói về mối liên hệ Nga-Việt.

Năm ngoái, kết quả kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam đã vượt quá 4 tỷ USD. Trong triển vọng gần là sự tăng trưởng hơn nữa. Danh sách hàng hóa Nga với nhiều hạng mục đã chiếm vị trí vững chắc trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Còn các vị khách của những cửa hiệu ở Nga đã quen với sản phẩm của ngành may mặc và công nghiệp giày, thủy hải sản, cà phê và chè, rau và trái cây từ Việt Nam .

Vậy, vào thời nào và ở đâu tại Nga lần đầu tiên xuất hiện hàng hoá từ Việt Nam? Thông thường người ta cho rằng đó là vào giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, khi Liên Xô và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết và thực hiện hiệp định thương mại đầu tiên.

Tuy nhiên sử gia Matxcơva Piotr Tsvetov đã điều chỉnh đáng kể mốc thời gian đánh dấu liên hệ thương mại đầu tiên của hai nước. Sử gia đương đại dựa trên cơ sở cuốn sách của nhà khoa học Nga Arkadi Stojkovich nhan đề "Lối sống, phong tục và di tích của các dân tộc trên thế giới". Cuốn sách này được xuất bản tại Matxcơva gần 170 năm về trước. Khi đó cả Liên bang Xô-viết cũng như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều chưa có. Nhưng hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở xứ Nga! - tác giả cuốn sách ghi nhận. Và đó là thứ sản phẩm vẫn là kỳ bí đối với hầu hết người Nga đương thời – quả vải. Vải trồng ở Việt Nam đã được đưa đi đến Buryatia của Nga - khu vực nằm ở phía bắc Nga-Mông Cổ hiện nay, còn hồi giữa của thế kỷ trước từng là vùng ven biên giới Nga-Trung.

Nhà sử học Piotr Tsvetov tin chắc rằng các thông tin chứa trong cuốn sách 170 năm trước là hoàn toàn đáng tin cậy.

“Tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng trong giới khoa học thời đó. Trong các công trình có kèm theo nhiều hình ảnh minh họa, ông đã mô tả tỉ mỉ về đất nước và con người Việt Nam”.

Ông đã cho những thông tin tuyệt đối chính xác về khí hậu và đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, về trang phục và nhà ở của người dân bản địa cũng như lịch sử đất nước. Thật kỳ lạ và đáng chú ý là khi mô tả công cuộc cải biến đất nước dưới triều vua nhà Nguyễn đầu tiên, tác giả đã so sánh vua Gia Long với người từng sống trước đó một thế kỷ là nhà cải cách Nga vĩ đại – Sa hoàng Piotr Đệ nhất.

Và đây còn thêm một số ví dụ từ cuốn sách của Arkadi Stojkovich. Dân số Việt Nam vào những năm 40 của thế kỷ 19 ước tính ở mức 13 triệu người, Hà Nội có 40.000 dân. Quân đội gồm 90.000 binh sĩ. Huế với những công trình đồn lũy và Hoàng thành được bảo vệ bởi hai trăm khẩu thần công thì tác giả cuốn sách định danh là "pháo đài số 1 của châu Á". Chúng tôi xin dành phần để các sử gia Việt Nam đánh giá về độ xác thực của những số liệu trong cuốn sách của tác giả Nga xuất bản 170 năm trước.

Còn bây giờ xin trở lại với những trái vải ngọt thơm của Việt Nam. Tác giả Arkadi Stojkovich không thông báo gì về hành trình mà thứ quả nhiệt đới hiếm lạ này từng trải qua 170 năm trước đây để đến tận vùng Buryatia của xứ Nga. Hy vọng rằng các nhà nghiên cứu hiện đại sẽ bổ sung để dựng lại ngày càng hoàn chỉnh bức tranh lịch sử quan hệ Nga-Việt.
Nguồn ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Photo: EPA

Trong phần tiếp theo của chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu với bạn nghe đài một nghiên cứu mới của nhà sử học Matxcơva Petr Tsvetov.

Hai năm trước đây, khi bắt đầu chuyên mục này, chúng tôi đã ghi nhận rằng các ấn phẩm đầu tiên về Việt Nam trên báo chí Nga thuộc về các tác giả nước ngoài. Và chỉ đến năm 1846, nghiên cứu đầu tiên của công dân Nga về đất nước các bạn mới được công bố tại Matxcơva. Sử gia Matxcơva Petr Tsvetov phát hiện trong kho lưu trữ một nghiên cứu gần đây hơn của Evdokim Zyablovsky:

“Rõ ràng, Zyablovsky là tác giả Nga đầu tiên viết về Việt Nam. Là giáo sư Đại học St Petersburg, với người đương thời, ông nổi tiếng vì các nghiên cứu thống kê và địa lý.”

Một trong những tác phẩm của Zyablovsky là “Khóa học về địa lý phổ quát" được xuất bản tại St Petersburg năm 1819. Trong sách có nhắc đến Nam Kỳ "đông dân, giàu lúa gạo, vàng và bạc."

12 năm sau, trong cuốn sách mới của mình nhan đề là “Địa lý phổ quát" Zyablovsky mở rộng giới thiệu độc giả Nga với khu vực Bắc Bộ Việt Nam và đề cập đến Huế. Ông viết về “cung điện hoàng gia với trang trí tuyệt vời " và về Hà Nội. Tác giả liệt kê các tôn giáo của người dân địa phương như Phật giáo và Nho giáo, Hồi giáo và Công giáo. Tác giả cũng chú ý đáng kể đến đời sống kinh tế. Trong số những nghề chính của người dân, ông Zyablovsky nhắc tới nông nghiệp và lưu ý đến sự phát triển của ngành sản xuất tơ lụa và vải bông. Trong số các đối tác thương mại của Việt Nam tác giả nêu các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và châu Âu. Đồng thời tác giả nhận xét rằng toàn bộ thương mại hàng hải của Việt Nam khi đó nằm trong tay của người Trung Quốc.

Sử gia Matxcơva Petr Tsvetov cho rằng cần phải ghi nhận công lao của ông Evdokim Zyablovsky trong việc giới thiệu ở Nga những thông tin đầu tiên về Việt Nam từ đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, sẽ không có gì bất ngờ, nếu trong quá trình nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm thấy các tác giả Nga khác mô tả Việt Nam.
Nguồn ruvr. ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Flickr.com/Jean & Nathalie/cc-by

Đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" từ Matxcơva tiếp nối loạt bài của chuyên mục "Nhìn lại ngày hôm qua” dành nói về mối liên hệ Nga-Việt.

Hôm nay chúng ta sẽ không đi theo trình tự lịch sử thời kỳ cuối những năm 30 của thế kỷ trước mà chuyển tới vài thế kỷ trước. Nguyên do là một nghiên cứu mới của sử gia Nga Piotr Tsvetov.

Các vị khách tham quan Phòng Vũ khí trong điện Kremlin Matxcơva - một trong những bộ sưu tập phong phú nhất thế giới về hiện vật của những của thế kỷ đã qua - chắc hẳn đều chú ý đến quả địa cầu lớn đặt tại đó. Chính quả địa cầu này đã cho phép sử gia Matxcơva trở lại chiều sâu lịch sử, đẩy xa thêm ít nhất là một thế kỷ dấu mốc khi nước Nga lần đầu tiên được biết về Việt Nam.

Cho đến gần đây người ta vẫn cho rằng dấu mốc đó là năm 1783, với sự kiện người Hà Lan Samuel Baron công bố ở Matxcơva bản phác thảo đường nét xứ Bắc Bộ. Tuy nhiên, ông Piotr Tsvetov nêu giả thiết rằng khi đó thì công chúng Nga, và nhất là tầng lớp cầm quyền của đế chế, đã từng biết đến Việt Nam rồi. Và sử gia Việt Nam học đưa ra luận chứng thú vị:

“Quả địa cầu lưu trữ trong Phòng Vũ khí là thứ vật dụng thuộc về thân phụ Sa hoàng Piotr Đại đế, tức là Sa hoàng Aleksei, trị vì xứ Nga trong thế kỷ 17. Thế mà trên quả địa cầu mô tả thế giới thời gian đó đã ghi nhận vị trí của vương quốc An Nam và xác định khá chính xác phần lãnh thổ của đất nước xa xôi này”.

Đến thời Piotr Đại đế, vị Sa hoàng thừa kế ngai vàng vào đầu thế kỷ 18, đã xuất hiện những dự án đầu tiên về thiết lập liên lạc giữa Nga với các quốc gia Đông Nam Á. Chẳng hạn, dự trù phái đoàn thám hiểm vượt biển trực tiếp từ Viễn Đông, trên hành trình sẽ ghé hải cảng Việt Nam rồi tới Ấn Độ. Đáng tiếc là dự án này không được thực hiện.

Chuyên viên Việt Nam học Matxcơva, ông Piotr Tsvetov nói tiếp: “Xung lực mới để thiết lập quan hệ với Việt Nam là sự kiện vào cuối thế kỷ 18 đã thành lập công ty Nga-Mỹ. Công ty này dự định đảm bảo việc cung cấp cho khu dân cư Nga trên bờ biển phía tây của châu Mỹ - ở Alaska và California. Để làm như vậy đã mua gạo, đường, vải vóc và sợi đay dành cho kênh tàu biển, không phải ở Nga, mà tại các nước trong khu vực Đông Nam Á vốn rất sẵn các mặt hàng đó”.

Sau một thập niên nữa, khi chuẩn bị cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới đầu tiên của Nga dưới sự chỉ huy của Krusenstern, Sa hoàng Aleksandr I lưu ý ngay đến nguyện vọng thiết lập quan hệ thương mại giữa vùng Viễn Đông của Nga với Bắc Bộ và Nam Kỳ. Tuy nhiên, mong muốn đó của hoàng đế Nga đã không được đáp ứng: tàu của Krusenstern lướt ngang qua bờ biển Việt Nam.

Vì vậy, con tàu Nga đầu tiên cập vào bến cảng Sài Gòn của Việt Nam đã là khu trục hạm cỡ nhỏ "Abrek", có vị sĩ quan trẻ Konstantin Stanyukovich phục vụ trong thủy thủ đoàn. Chúng tôi đã giới thiệu với các bạn những ghi chép thú vị đầy ấn tượng độc đáo của Konstantin Stanyukovich về cuộc sống tại Việt Nam năm 1863.
Nguồn ruvr. ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Ngôn ngữ Việt Nam ngày nay được giảng dạy nghiên cứu trong trường đại học ở một số thành phố của nước Nga.
Ngôn ngữ Việt Nam ngày nay được giảng dạy nghiên cứu trong trường đại học ở một số thành phố của nước Nga. Sách giáo khoa dành cho sinh viên thì khá nhiều và rất đa dạng, ấn hành với sự biên soạn của các chuyên gia Việt Nam học ở Matxcơva và Saint-Peterburg, rồi Vladivostok. Hàng chục cuốn sách tham khảo dành cho người học tiếng Việt đã được xuất bản ở Liên Xô và sau đó là Nga. Cuốn sách đầu tiên như vậy ra đời khi nào? Lời giải cho câu hỏi này chứa đựng trong bài kế tiếp của chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”, nói về lịch sử mối liên hệ hợp tác Nga-Việt từ sau năm 1917. Cụ thể, ở đây là câu chuyện nói về nhân vật Nguyễn Khánh Toàn.

Nhà Việt Nam học Matxcơva, Tiến sĩ Anatoly Sokolov cho biết: “Vị Chủ nhiệm tương lai của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, thành viên nước ngoài tương lai của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô là ông Nguyễn Khánh Tòan đã lên đường đến Nga vào năm 1928. Tháng Mười năm đó, với bí danh mới là Robert Minin, ông vào học tại trường Đại học Tổng hợp dành cho những người lao động phương Đông. Sau đó, từ năm 1931 đến 1933, ông là nghiên cứu sinh của trường Phương Đông và Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Còn từ năm 1933 trở đi, ông tham gia giảng dạy tại hai cơ sở đào tạo này của Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva, thực hiện chức trách của một Phó Giáo sư về môn Chính trị kinh tế học, đọc bài giảng về lịch sử phong trào cách mạng và lịch sử Quốc tế Cộng sản”.

Họat động giảng dạy của Nguyễn Khánh Tòan kết hợp tốt đẹp với công tác nghiên cứu khoa học. Trong những năm 30, ông đã viết nhiều bài nghiên cứu. Dù được viết ra trong bối cảnh cụ thể của thời đó, nhưng đến nay, các công trình ấy vẫn mang những giá trị khoa học nhất định. Chẳng hạn, bài viết về “Khởi nghĩa Yên Bái”, hay tổng thuật “Quan hệ ruộng đất và phong trào dân cày ở Đông Dương”… Bài báo đăng tải năm 1936 nhan đề “Những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị Đông dương từ sau năm 1914” là công trình đáng chú ý.

Những năm 1934-1935, Nguyễn Khánh Tòan là Trợ lý, và trong một khoảng thời gian, ông thậm chí còn là quyền Chủ nhiệm bộ môn Đông Dương của trường Tổng hợp phương Đông. Nhiệm vụ chính của bộ môn này là đào tạo cán bộ chính trị dành cho phong trào cách mạng các nước Đông Dương. Nhưng đồng thời tại đó cũng tiến hành cả những công trình nghiên cứu và phân tích.

Chẳng hạn, xin trích kế hoạch công tác của phân ban Đông Dương năm 1936. Nguyễn Khánh Tòan đảm trách 17 công việc, nhiều hơn mọi cộng tác viên khác. Trong đó, có bài báo về vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế tại Đông Dương, biên tập sách thông tin khổ nhỏ, viết bản nhận xét về hàng lọat báo Pháp, và chuẩn bị lập bản đồ phong trào cách mạng Đông Dương.

Ngòai ra, ông còn thực hiện công việc của một giảng viên, hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu sinh, đọc bài giảng, dịch thuật tài liệu từ tíếng Việt, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh.

Kế hoạch công tác năm 1937 của Nguyễn Khánh Tòan dày đặc những công việc nghiên cứu về tài chính và ngân khố Đông Dương, dịch sang tiếng Việt bản Đề cương Đại hội 6 của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc-thuộc địa và tác phẩm của Stalin “Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin”. Còn thêm việc nữa là chuẩn bị bản luận án với đề tài “Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn”.

Ôn lại về công tác của Nguyễn Khánh Tòan ở Matxcơva trong những năm 30 của thế kỷ trước, không thể không ghi nhận rằng, chính ông đã là người đặt cơ sở cho việc nghiên cứu tiếng Việt và lịch sử Việt Nam tại Nga. Chính ngòi bút Nguyễn Khánh Tòan đã biên soạn cuốn giáo khoa “Tiếng Annam”, in tại Matxcơva năm 1933. Hiện nay cuốn giáo khoa này đã thành ấn bản hiếm. Ngay từ năm 1929, Nguyễn Khánh Tòan đã có ý tưởng biên sọan tập từ điển Nga-Việt và Việt-Nga đầu tiên. Ông đã bắt tay vào công việc này, nhưng thật đáng tiếc là bản thảo từ điển của ông không lưu giữ được.

Nguyễn Khánh Tòan đã sống 11 năm ở nước Nga, ông rời khỏi nơi này vào năm 1939. Trong số những người Việt Nam từng theo học tại trong hệ thống trường của Quốc tế Cộng sản từ năm 1925 trở đi, Nguyễn Khánh Tòan là người cuối cùng từ giã các thầy và bạn bè của mình ở thủ đô Nga.

Nhà nghiên cứu Anatoly Sokolov cho biết: “Tôi đã có dịp gặp ông Nguyễn Khánh Toàn hồi thập niên 80, cả ở Hà Nội và ở Matxcơva. Ông thích hồi tưởng lại những năm tháng sống tại Nga, nhớ về các đồng nghiệp Nga của mình trong hoạt động giảng dạy, về các đồng chí Việt Nam cùng học. Ông nhớ rất rõ thành phố Matxcơva những năm 30 và khi chúng tôi cùng ông dạo bước trên đường phố thủ đô, ông kể với tôi quanh cảnh nơi này trông ra sao trong thời thanh xuân của ông...”.
Nguồn ruvr. ru
 
Top