Phim Teheran-43 Phần 2

langle59

Quản lý cấp 1
Thành viên BQT
Модератор
Teheran-43


Hội nghị Tehran từ ngày 28/11 đến ngày 1/12/1943 là hội nghị đầu tiên của 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh thuộc phe Đồng Minh bàn việc phối hợp hành động đánh trả cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức. Trước đó gần 3 tháng, tình báo Đức đã biết được tin tối mật này. Vậy là chiến dịch mang tên “Bước nhảy dài” của người đức đã được cấp tốc chuẩn bị để ám sát 3 vị nguyên thủ quốc gia của “bộ ba lớn” đó.

Bức điện khẩn cấp của "chuột chũi"


Một đêm tháng 9/1943, Đô đốc Friedrich Vilhelm Canarus - Trưởng Cơ quan Tình báo và Phản gián của Đế chế III, thành lập năm 1919 (Abwehr) nhận được bản mật mã "tia chớp" từ thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ. Đọc xong bức điện khẩn tối mật này, Canarus lập tức vớ lấy ống telephone thuộc đường dây chính phủ, ngay đêm khuya ấy yêu cầu được nói chuyện với Aldof Hitler ngay.

Đó là bức điện khẩn và tối mật của "chuột chũi" - một điệp viên Đức được cài trong Đại sứ quán Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới cái tên lóng được mã hóa là Siseron, có nội dung thật giật gân: "Ngày 29/11 ở Trung tâm Tehran sẽ có một cuộc gặp bí mật giữa Stalin, Roosevelt và Churchill. Chúng tôi xin hỏi: có thể cấp tốc gửi một đội đặc nhiệm biệt kích SS để tiêu diệt các chủ thể của nhóm "A" không?...". A.Hitler như nuốt lấy từng lời từng chữ của bức điện mật đó. Hitler lập tức suy tính những bước đi cần làm gấp...

Về những gì quan trọng, khẩn cấp đã xảy ra lúc đó ở thủ đô của Iran không phải có nhiều người biết. Ngay cả những người đã làm bộ phim nổi tiếng của Liên Xô Tehran - 43, các đạo diễn và diễn viên kỳ cựu như Natalia Belokhvosticova và Alain Delon cũng không thể hé mở được tấm màn bí mật của chiến dịch đặc biệt của các đội đặc nhiệm 3 quốc gia - chủ yếu là Liên Xô và Anh, đã phá tan được âm mưu mà bọn biệt kích nhằm ám sát các nguyên thủ của "bộ ba lớn". Tuy nhiên, ngày nay những sự kiện tưởng chừng chìm sâu dưới lớp thời gian ấy đã dần được "bật mí".

Các đội viên SS với nhiều "nghề" khác nhau

Các chiến binh SS của Đức Quốc xã được vũ trang bằng tiểu liên và lựu đạn đã chuẩn bị sẵn sàng để thâm nhập vào Đại sứ quán Liên Xô tại Iran, nơi gặp nhau của "bộ ba lớn" qua các hệ thống thoát nước từ mọi phía. Tuy nhiên, tất cả các hệ thống thoát nước quanh tòa nhà đó đã được bảo vệ và kiểm tra gắt gao.

Đội đặc nhiệm SS của chiến dịch đặc biệt "Bước nhảy dài" được đưa qua Tehran gồm hai toán quân. Một toán nhảy dù xuống một vùng của các bộ tộc Caskai vốn ủng hộ người Đức sinh sống. Toán thứ hai thâm nhập vào từ vùng biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ dưới lốt "dân buôn chè". Còn nhóm 6 nhân viên điện đài thì thuê một biệt thự kín đáo ở ngoại ô thành phố để từ đó thông tin với Berlin về tất cả những diễn biến của "Bước nhảy dài".

Tổng số điệp viên của Đức ở Tehran lúc đó có khoảng 1.000 người, mặc dù từ tháng 8/1941 Tehran đã bị quân đội Liên Xô và Anh chiếm đóng. Phần nhiều trong bọn chúng được cải trang làm người dân địa phương với nhiều "nghề" khác nhau và nói thạo tiếng Ba Tư.

Đặc biệt, Julius Sulse - tên đồ tể khét tiếng của SS một thời gian làm "linh mục" Hồi giáo ở Isfakhan mỗi một thứ sáu - ngày lễ của người Hồi giáo - đều tuyên truyền tới những người theo đạo này ở địa phương rằng "nghĩa vụ giáo đạo của tất cả những người chính giáo là phải tuyên bố rằng sự có mặt của người Anh và người Nga ở đây là làm nhục đất đai thần thánh của người Hồi giáo".

Cuộc chiến quyết liệt

Ngay từ đầu, Moskva đã biết đến chiến dịch đó: người dự thảo nó là Ulrich Fon Ortel, một tay chân thân tín của Hitler. Hắn đã để lộ bí mật đó khi ngồi uống rượu sau bàn kín cho điệp viên huyền thoại Xôviết Nicolai Cuznhexov (người có mật danh là Thượng úy Pauly Siebert).

Để phá tan chiến dịch "Bước nhảy dài", bảo vệ "bộ ba lớn", các đội đặc nhiệm của Liên Xô và Anh đã phối hợp chặt chẽ các phương án chiến đấu. Trong đội đặc nhiệm Liên Xô có đội xung kích "Kị binh bay" gồm 7 chàng trai trẻ, khỏe, tháo vát năng động do Gvork Vatanian 19 tuổi chỉ huy - Đội đã lập được nhiều chiến công xuất sắc và Vatatnan được phong Anh hùng Liên Xô.

Vào thời gian trước và trong hội nghị, các cuộc đấu súng giữa hai bên diễn ra ác liệt nhưng thầm lặng, săn lùng nhau bất kể ngày đêm. Sau khi âm mưu tấn công vào Đại sứ quán Liên Xô qua hệ thống thoát nước thất bại, Abwehr lại thảo ra kế hoạch mới: đặt 5 tấn thuốc nổ xuống tầng hầm tòa nhà sứ quán.
Để đạt mục đích đó, người Đức đã tới gặp một người của nhà thờ Hồi giáo độc nhất đang hoạt động vào thời điểm đó ở Tehran đề nghị ông này cộng tác với số tiền thù lao hậu hĩnh là 50.000 sterlin Anh - một số tiền rất lớn vào thời đó. Ông già này, trước đây vào thời Nga hoàng đã làm việc ở nhà thờ cạnh Đại sứ quán Liên Xô và biết rất rõ mọi lối ra vào tòa nhà này.

Tuy nhiên, ông này sau cuộc chuyện trò với các điệp viên Đức đã đi thẳng tới Đại sứ quán Liên Xô để trình bày hết tất cả kế hoạch của bọn Quốc xã. Bốn ngày sau đó, 2 sĩ quan của Abwehr đã bị bắt. Và 2 ngày sau thì chúng đã bị "tử nạn khi cố chạy thoát".

Đoàn đại biểu cấp cao của Anh ở gần đoàn Liên Xô và cuộc đi lại thăm hỏi của Thủ tướng Anh Churchill có thể được đảm bảo dễ dàng, nhưng Đại sứ quán Mỹ thì ở xa, cách đó mấy kilômét. Các chiến binh SS của Đức đã được diễn tập rất công phu cho việc phục kích tấn công đoàn xe của Tổng thống Mỹ Roosevelt.
Đặc biệt chúng còn vạch kế hoạch bắt cóc ông khi đã hạ gục được các vệ sĩ của ông. Kế hoạch vạch ra thật cụ thể và chi tiết: lính bắn tỉa của SS bắn vào các bánh xe của Tổng thống Mỹ (chiếc thứ hai của đoàn xe), tiếp đó nhóm khác sẽ bắn cấp tập vào đội vệ binh bằng súng máy.

Thực hiện diễn tập toàn bộ cuộc tấn công đó một cách tỉ mỉ, cầu kỳ chỉ trong vòng 5 phút 9 giây. Nhưng việc này đã không xảy ra vì Tổng thống Roosevell đã được mời vào ở ngay tại Đại sứ quán Liên Xô. Lúc đó, biệt kích Đức (như đã diễn ra trong phim "Tehran - 43") chuyển hướng mọi nỗ lực qua Churchill, chuẩn tập kích vào Đại sứ quán Anh cũng bằng đường hệ thống thoát nước.

Nhưng trong một cuộc lấy khẩu cung, tên sĩ quan tình báo Đức Francer Mayer từng đội lốt người giữ nghĩa trang Armeny đã khai báo kế hoạch đó. Và các vệ sĩ Anh đã phá được cuộc tập kích này.

Toàn đội đặc nhiệm được "ở chung" một mồ

Cuối cùng, khi đã biết rằng, tất cả mọi âm mưu và cố gắng chống đối đều đã tan thành mây khói, phần lớn các chiến binh đã bị bắt hoặc bị giết, tình báo Đức đã quyết định một hành động mạo hiểm nhất.

Otto Skorzeny- tên biệt kích cáo già từng được trùm phát xít Hitler khen ngợi về cuộc bắt cóc nhà độc tài đã bị lật đổ Mussolini của Italia đã đưa ra một ý tưởng "cách mạng" lúc đó nhưng tầm thường với thời nay là: thuê một chiếc máy bay nhỏ chở đầy chất nổ lao thẳng xuống Đại sứ quán Liên Xô. Tên phi công - cảm tử này đã tìm được không khó nhưng đưa được sang Tehran thì đã muộn: hắn bay sang đó vào đầu tháng 12/1943 khi cuộc họp thượng đỉnh đã kết thúc.

Đặc biệt, hầu như chẳng ai biết về trận đánh lớn đã xảy ra vào những ngày đó. Đội đặc nhiệm của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô đã bao vây tàn quân của đội biệt kích SS ở nghĩa trang Armeny của thủ đô Tehran. Họ đã nhử được chúng vào đây nhờ đã bắt được nhóm điện đài của tổ chức Abwehr.
Một bản mật mã "giả mạo" gửi cho chúng báo rằng tại nghĩa trang đã được cất giấu một số tài liệu và vũ khí mới. Không kẻ nào trong bọn chúng chịu đầu hàng nên tất cả đã bị tiêu diệt sau 5 giờ đấu súng. Các thi thể của chúng được chôn vào một ngôi mộ chung.

Phá tan được chiến dịch "Bước nhảy dài" của Abwehr Đức là niềm tự hào của các đội đặc nhiệm Nga, Mỹ và Anh. Họ cho rằng "Tehran - 43" là một trong những chiến dịch phối hợp chung đạt hiệu quả cao nhất trong lịch sử hoạt động của mình.
 

Thish

Thành viên thường
Cảm ơn Dimitri Tràn đã mang lại cho khán giả tại Việt Nam! Những bộ phim có giá trị nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những giá trị rát cần cho thế hệ trẻ Việt Nam! Ngày nay. Mong rằng anh sẽ giới thiệu thềm nhiều phim hay nữa.
 

Huỳnh Linh

Thành viên thường
Mình cũng ghiền phim Nga ( hay ) lắm !Nghe giới thiệu nội dung phim thấy hấp dẫn quá! download về xem thấy không phải .Lên google mò cả buổi cũng tỉm thấy tập 2 và phụ đề Việt.Nếu Admin cho phép thì mình đưa link vào đây.Thân mến.
 
Top