Phim Thế Chiến thứ I - Hội LS QS Nga - tập cuối 8/8

Danngoc

Thành viên thân thiết
Наш Друг
https://www.fshare.vn/file/YU4R8JQSGORI

Quân lệnh số 1 ban hành ngày 1/3/1917 chuyển giao quyền lực trong các đơn vị quân đội từ tay các sĩ quan sang cho các ủy ban đặc biệt do binh sĩ bầu ra. Mọi lệnh đều phải thực hiện chỉ khi chúng không trái ý với ủy ban. Mọi khí giới cũng đều phải chuyển giao cho các ủy ban đó và tuyệt đối không được cấp chúng cho các sĩ quan. Binh sĩ sẽ báo cáo cho ủy ban mỗi khi có bất đồng với chỉ huy của mình.
Dù "Lệnh số 1" được ban hành chỉ cho quân đồn trú Petrograd, chẳng bao lâu cả quân đội đều biết về nó. Các ủy ban được lập ra ở khắp nơi, hoàn toàn xóa sạch kỷ luật quân đội. Khó mà nghĩ ra được điều gì quái gở hơn để có thể hoàn toàn hủy hoại quân đội Nga tại mặt trận ngay giữa lúc chiến tranh. Bất kỳ lệnh nào từ sĩ quan đều có thể bị bỏ qua. Một lính trơn vẫn có thể từ chối tấn công, anh ta có thể từ chối đưa đồng đội bị thương khỏi bãi chiến trường, anh ta có thể bỏ chiến hào khi quân địch tấn công. Và tất cả chuyện này xảy ra ngay trước khi có cuộc tấn công quyết định, đã được chuẩn bị từ lâu và dự kiến sẽ đưa nước Nga tới thắng lợi đã bao mong chờ.
Dưới bề ngoài các khẩu hiệu tự do, các mong muốn nhân từ và các diễn văn kêu gọi hòa hợp, đất nước và quân đội ngập chìm trong vô chính phủ và vô luật pháp hoàn toàn, và hậu quả là, chìm trong hỗn loạn và tàn phá.

[medio]1077[/medio]
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyễn Khang

Thành viên thường
Tác giả của những thước phim này đánh giá việc ký Hòa ước Versailles với Hòa ước Brest-litovsk mà những người Bolsevich Nga ký riêng rẽ với Đức là " nhục nhã" , " đáng xấu hổ" - theo tôi là thiếu công bằng và khách quan.Sau cách mạng tháng 10, Lenin đề nghị các bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đề nghị này không được ai chấp nhận. Với việc ký kết hoà ước Brest-litovsk riêng rẽ với Đức vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết ra khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất to lớn: trao cho Đức vùng Ba Lan, Tây Belarus, Ukraina, các tỉnh Baltic, trả bồi thường 6 tỷ mark vàng cho Đức, ngoài ra nước Nga Xô viết không thể đủ lực lượng để ngăn cản phong trào độc lập của Phần Lan nên đã dễ dàng trao trả độc lập cho nước này.

Việc nhân nhượng Đức nằm trong dự tính của Lenin rằng nước Đức sẽ sớm thất bại trong thế chiến 1. Kế hoạch của Lenin thực chất là một biện pháp "câu giờ": ký hòa ước để nước Nga thoát khỏi được chiến tranh và tiết kiệm được xương máu của nhân dân. Đến khi Đế quốc Đức sụp đổ thì hòa ước cũng vô hiệu, nước Nga khi đó cũng chẳng còn phải bồi thường chiến phí nữa.

Nhận định này là chính xác khi chỉ 8 tháng sau, nước Đức bại trận và hoà ước Brest-litovsk trở nên vô hiệu. Sau đó, nước Nga Xô viết đã tiến quân thu hồi lại phía đông Ukraina và Belarus. Nhưng phần tây Ukraina, Tây Belarus đã bị kẻ thù mới là Ba Lan chiếm mất, vùng Berbassia thì bị Romania chiếm mất. Phải đến trước Thế chiến II, Liên Xô mới nhân lúc Đức đang tấn công mặt trận phía Tây, tranh thủ giành lại các vùng Tây Belarus, Tây Ukraina, Berbassia, Baltic và nhập các vùng này vào lãnh thổ Liên Bang Xô viết.
Trong hoàn cảnh " ngàn cân treo sợi tóc" , để cứu cuộc Cách mạng còn non trẻ , Lê Nin buộc phải làm như vậy. Trong những ngày đầu của cuộc CM Tháng Tám , chúng ta cũng đã phải nhân nhượng...
 

Danngoc

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Việc nhân nhượng Đức nằm trong dự tính của Lenin rằng nước Đức sẽ sớm thất bại trong thế chiến 1. Kế hoạch của Lenin thực chất là một biện pháp "câu giờ": ký hòa ước để nước Nga thoát khỏi được chiến tranh và tiết kiệm được xương máu của nhân dân. --> chưa đọc thấy Lenin nói như vậy bao giờ, chắc bạn tự suy thôi. Đơn giản là nếu Lenin không chấm dứt chiến tranh tức là ông đã không giữ lời hứa cũng như tiêu chí đặt ra từ đầu của phe Bolshevik đối với một bộ phận binh lính ủng hộ ông ta (một phần là đám lính đóng ở Petrograd lúc này đang lo phải ra trận) thì có thể chính ông sẽ bị đám lính này lật đổ. Theo nội dung phim thì không phải ai cũng được trưng cầu ý kiến về chuyện này, và xét về quyền lợi đất nước Nga thì Lenin đã gây một mất mát không nhỏ, dù sau này phe Bolshevik đổ lỗi cho Trotsky.

Đến khi Đế quốc Đức sụp đổ thì hòa ước cũng vô hiệu, nước Nga khi đó cũng chẳng còn phải bồi thường chiến phí nữa. --> Bạn suy nghĩ vui quá. Trên đời cái gì cũng có thể nhập nhằng, trừ chuyện tiền bạc.

Việc ký Hòa ước Brest-Litovsk khiến Liên Xô mất ngay Phần Lan, Ba Lan, 3 nước Baltic tức là các cửa ra Bắc Hải. Đồng thời Liên Xô sau này phải chật vật mới có lại được miền Tây Ukraina và Belarus.

để cứu cuộc Cách mạng còn non trẻ , Lê Nin buộc phải làm như vậy --> điều mà bộ phim lên án chính là thế. Việc đánh giá là tội đồ hay không là tùy quan điểm. Khi người ta ở thế càng yếu thì càng phải nhượng bộ, nhiều khi nhượng bộ cả những gì cha ông họ chắt chiu đổ máu mới có được.

Một người đi lưu vong mấy chục năm mà có thể hiểu được nhân dân mình muốn gì, đất nước mình cần gì, là chuyện nực cười. Việc dùng bạo lực cướp chính quyền một cách vi hiến, bất chấp quốc hội sờ sờ đó, ngày nay gọi là "bạo loạn lật đổ".

Bộ phim không hề có dòng nào phê phán niềm tin của Lenin, nhưng nó phê phán hành động của ông và nhóm của mình vì niềm tin đó mà chà đạp lên lợi ích và giá trị truyền thống của đất nước và dân tộc.

Trong những ngày đầu của cuộc CM Tháng Tám , chúng ta cũng đã phải nhân nhượng...--> Bạn đừng lôi VN vào mà tội to đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top