Triều Romanov (Романовы)

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Triều đại Romanov (Романовы) khởi sự năm 1613 và kết thúc năm 1917. Đây là giai đoạn chứng kiến nước Nga chuyển hóa dữ dội của từ một bá quốc trung bình ở rìa hai đại châu để trở nên liệt cường thế giới. Người Nga cũng bước đầu kiến tạo bản sắc trên cơ sở vận động Âu hóa liên tục và thậm chí đã tuyên bố là trung tâm Đông Phương Chính Thống Hội mới thay Byzantium. Chủ đề này giúp bạn củng cố kiến thức về một phần trọng yếu trong tiến trình hình thành nước Nga hiện đại.​

 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
NẾP SỐNG QUÝ TỘC NGA THẾ KỈ XVIII
Bổ Trợ Lịch Sử Lớp Đệ Bát

Thế kỉ XVIII thường được hậu thế tôn tụng là kỉ nguyên huy hoàng của nước Nga, bắt đầu từ những nỗ lực cải tổ của sa hoàng Pyotr Đệ Nhất theo hướng Âu hóa và tạm được coi là kết thúc khi nữ hoàng Yekaterina Đệ Nhị hoăng. Trào lưu lấy Tây Âu làm trung tâm đã tạo ra hàng tinh anh quần cư ở Vành Vàng với tác phong sinh hoạt hoàn toàn khác biệt bình dân và cả giới quý nhân cũ. Tân kinh Sankt-Peterburg tuy quy mô nhỏ nhưng dẫn đầu toàn đế quốc về phát triển bách nghệ cũng như văn hóa, trong khi Moskva bị hạ xuống đệ nhị đô và sa lầy hủ bại.​







































 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
TẠI SAO GỌI "NGƯỜI ĐỨC GỐC NGA" CHỨ KHÔNG PHẢI NGƯỢC LẠI ?

Ở nước Đức hiện đại, thuật ngữ "người Đức gốc Nga" (Russlanddeutsche, Российские немцы) để phiếm chỉ cộng đồng Đức sống lâu đời tại Baltika và Nga nhưng di cư ngược về Đức. Đối với các giáo trình lịch sử Nga, cộng đồng này hóa ra được coi là nhân tố trọng yếu làm nên sức bật thần kì của nước Nga dưới triều Romanov.

Những thực dân ở lĩnh thổ Đức đương đại có lẽ đã đặt chân vào đất Nga ngay từ thế kỉ IX, nhưng hầu như chỉ để kinh thương và truyền giáo. Hẳn nhiên rằng, trong các đạo dụ của quân vương Rus thường xuyên có lệnh cấm thương gia Đức đem vợ con sang, vì không muốn họ ở lại phát triển đông lên làm ảnh hưởng đến văn hóa đa thần giáo bản địa. Nhưng ngay cả sau khi triều Ryurik đã xin rửa tội theo tòa Chính Thống Kōnstantinoupolis, các lệnh này vẫn ít nới lỏng. Dẫu sao, trong hàng quý nhân đã tiếp nhận một số đáng kể gồm thông ngôn viên, thầy thuốc, thợ đúc súng và cả chuyên gia khai mỏ.

Cộng đồng Đức chỉ thật bám rễ vào đất Nga kể từ lời mời của đích thân Pyotr Đại Đế. Khi sắp bước vào kỉ nguyên vinh hiển, ngài đã biết tận dụng sự hỗn loạn trong lòng Âu châu để rước những phần tử tinh hoa về khắc phục tình trạng quẫn bách của quốc gia. Các sa hoàng cũng bắt đầu thành hôn với công chúa miền Thượng Đức, còn thực dân Đức lũ lượt đến Nga tìm cơ hội mới. Những người này tập trung theo phường nghề gọi là Đức Thôn (Немецкая деревня) ở thôn trang hoặc Đức Khu (Немецкая слобода) ở thành thị. Họ dần được hưởng quy chế thổ dân chứ không còn thực dân, di dân hay ngoại dân gì nữa. Thành đô Sankt-Peterburg tồn tại đến nay được coi là một trong những tổ hợp kiến trúc Đức tiêu biểu trên thế giới. Những sự kiện này được dệt thành rất nhiều giai thoại. Trong thời kì Yekaterina Đệ Nhị, đức nữ hoàng ban hành nhiều biện pháp nhằm đưa dân Đức đi khai canh miền sâm lâm điệp trùng phía Đông. Dân Đức khi sống ở Nga tựu trung đã trở nên thành phần ưu tú nhờ những đóng góp không thể xem thường trong khoa học, kĩ thuật và thủ công mĩ nghệ. Họ thậm chí có tác dụng xiển dương văn nghệ Phổ vào thế giới quan kiểu Nga.​


Huy hiệu thành phố Engels (trước là Pokrovsk)
gợi nhớ nghề khai mỏ muối của các dân gốc Đức.
Đây cũng là thủ đô Cộng Hòa Soviet Volga (1918 - 1941)​

Sau đây nguyên bản đạo dụ ngày 04 tháng 12 năm 1762 của sa hoàng Yekaterina Đệ Nhị trao quyền định cư cho ngoại nhân tại Nga và quyền hồi hương cho những người Nga đã xuất quốc phi pháp :​

Высочайший манифест 4 декабря 1762 года
«О позволении иностранцам, кроме Жидов, выходить и селиться в России
и о свободном возвращении в свое отечество Русских людей, бежавших за границу»

В царствование Государыни Императрицы ЕКАТЕРИНЫ ВТОРОЙ
Дата создания: 4 декабря 1762 года. Источник: Полн. собр. зак. Рос. Имп., собр. I, т. XVI, с. 126—127 (№ 11720)



БОЖИЕЮ ПОСПЕШЕСТВУЮЩЕЮ МИЛОСТИЮ
МЫ, ЕКАТЕРИНА ВТОРАЯ
ИМПЕРАТРИЦА И САМОДЕРЖИЦА ВСЕРОССИЙСКАЯ​
МОСКОВСКАЯ, КИЕВСКАЯ, ВЛАДИМИРСКАЯ, НОВГОРОДСКАЯ, ЦАРИЦА КАЗАНСКАЯ, ЦАРИЦА АСТРАХАНСКАЯ, ЦАРИЦА СИБИРСКАЯ, ГОСУДАРЫНЯ ПСКОВСКАЯ И ВЕЛИКАЯ КНЯГИНЯ СМОЛЕНСКАЯ, КНЯГИНЯ ЭСТЛЯНДСКАЯ, ЛИФЛЯНДСКАЯ, КОРЕЛЬСКАЯ, ТВЕРСКАЯ, ЮГОРСКАЯ, ПЕРМСКАЯ, ВЯТСКАЯ, БОЛГАРСКАЯ И ИНЫХ ГОСУДАРЫНЯ, И ВЕЛИКАЯ КНЯГИНЯ НОВАГОРОДА НИЗОВСКИЯ ЗЕМЛИ, ЧЕРНИГОВСКАЯ, РЯЗАНСКАЯ, РОСТОВСКАЯ, ЯРОСЛАВСКАЯ, БЕЛОЗЕРСКАЯ, УДОРСКАЯ, ОБДОРСКАЯ, КОНДИЙСКАЯ И ВСЕЯ СЕВЕРНЫЯ СТРАНЫ ПОВЕЛИТЕЛЬНИЦА И ГОСУДАРЫНЯ ИВЕРСКИЯ ЗЕМЛИ, КАРТАЛИНСКИХ И ГРУЗИНСКИХ ЦАРЕЙ И КАБАРДИНСКИЯ ЗЕМЛИ, ЧЕРКАССКИХ И ГОРСКИХ КНЯЗЕЙ, И ИНЫХ, НАСЛЕДНАЯ ГОСУДАРЫНЯ И ОБЛАДАТЕЛЬНИЦА.

По вступлении Нашем на Всероссийский Императорский Престол, главным правилом Мы Себе постановили, чтоб навсегда иметь Наше Матернее попечение и труд о тишине и благоденствии всей Нам вверенной от Бога пространной Империи, и о умножении в оной обитателей. А как Нам многие иностранные, равным образом и отлучившиеся из России Наши подданные, бьют челом, чтоб Мы им позволили в Империи Нашей поселиться: то Мы Всемилостивейше сим объявляем, что не только иностранных разных наций, кроме Жидов, благосклонное с Нашею обыкновенною Императорскою милостию, на поселение в Россию приемлем, и наиторжественнейшим образом утверждаем, что всем приходящим к поселению в Россию, Наша Монаршая милость и благоволение оказывана будет, но и самим до сего бежавшим из своего отечества подданным, возвращаться позволяем, с обнадеживаем, что им хотяб по законам и следовало учинить наказание, но однако ж все их до сего преступлении прощаем, надеясь, что они восчувствовав к ним сии Наши оказываемые Матерние щедроты, потщатся, поселясь в России, пожить спокойно и в благоденствии, в пользу свою и всего общества. Где же, и в которыхь местах упомянутым выходящим в Нашей пространной Империи селиться, и в прочем все, что до распоряженея к тому принадлежит, о том Мы Нашему Сенату благопристойное определение учиня, публиковать повелели.​
 
Top