Chiến Tranh Vệ Quốc (1941–1945)

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
12 thành phố và 1 pháo đài anh hùng
Города-герои и крепость-герой в СССР


БЛОКАДА ЛЕНИНГРАДА


Вы, наверное, уже знаете, что самый страшный период в истории Ленинграда - Санкт-Петербурга - это блокада, которая началась через два с половиной месяца после начала Великой Отечественной войны и продолжалась 900 дней. Армия Гитлера окружила город и город оказался без продуктов, без света, тепла.


Немецкие специалисты по проблемам питания считали, то через несколько месяцев после начала блокады в городе не останется ни одного жителя - все умрут от голода, холода, болезней, погибнут от бомбёжек, и гитлеровская армия сможет свободно войти в город. По плану Гитлера, Москву и Ленинград нужно было полностью уничтожить.


Да, действительно, во время блокады умерло около миллиона человек. Люди умирали от холода, от голода. Голод был страшным. Люди умирали дома, на улице. Смерть была везде. Люди даже перестали бояться смерти. Они могли думать только о еде и тепле. Удивительно, что в таких условиях люди продолжали работать, старались сохранить человеческие чувства. Всю войну всю блокаду в городе работали Дом радио, музыкальный театр, Большой зал филармонии и даже зоосад.


Накануне войны в зоосаде было более 500 животных: слон бегемот, тигры, обезьяны, медведи, волки и так далее. Зоосад был очень популярным местом отдыха ленинградцев. За месяц до начала воины планировали организовать передвижной зоосад для чего построили три железнодорожных вагона. Но этим планам помешала Воина.


Благодаря этим вагонам уже 30 июля 1941 года сотрудники зоопарка смогли вывезти 80 ценных животных в Казань. В июле пришлось застрелить несколько крупных хищных животных за опасности их выхода из клеток во время бомбежек


8 сентября 1941 года началась полная блокада Ленинграда. Этой ночью от бомбы погибли многие животные, в том числе любимица детей слониха Бетти. Во время бомбежки нервничали, бегали по территории зоосада. Некоторые животные умерли от страха.


Но самые большие трудности начались зимой 1941 года, когда отключили воду и электричество. Животные стали погибать еще и от голода и холода. Сотрудники делали все возможное, чтобы сохранить животных.


В зоосаде осталось немного сотрудников - около 20, остальные ушли на фронт. Многие жили прямо в зоосаде: у них не было сил добираться до дома. Голодные, обессиленные люди должны были заботиться о питании животных. Конечно, никакого мяса и рыбы не было. Животных кормили овощами, травой. Хищные животные отказывались есть такую пищу.


Большие проблемы были с бегемотом. По норме ему нужно было получать 36-10 кг корма, а получал он только 4-6 кг Бегемот не погиб только благодаря сотруднице Е.И.Дашиной Каждый день она приносила 40 вёдер(ведро) воды из Невы, грела её и мыла бегемота теплой водой. Без этого бегемот погиб бы, так как без воды кожа бегемота высыхает. Но бегемот выжил и жил в зоопарке до 1951 года.


Зоосад закрывался для посетителей на несколько недель только в самую страшную зиму 1941/42 годов. Зоосад играл очень большую роль в жизни блокадного города. Само существование в городе зоосада в те страшные дни помогало жителям города верить в победу.


Чтобы лучше представить себе подвиг сотрудников зоосада, нужно сказать, что ни одно животное не вернулось из Казани. Там не смогли сохранить им жизнь.

* Новые слова
блокада phong tỏa
окружила bao phủ
бомбёжек trận ném bom
уничтожать / уничтожить tiêu diệt, diệt trừ
удивительно lạ thay
зоосад vườn bách thú
передвижной lưu động
вывезти mang ra
ценных có giá, quý báu
застрелись bắn chết
хищный hung ác, thú ăn thịt
любимица người được yêu mến
нервничали cuồng lên, nổi cáu
бегали chạy
отключили khóa, cắt (điện, nước, net,...)
фронт mặt trận, tiền tuyến
обессиленные đã bị suy kiệt
корм thức ăn (cho gia súc)
вёдер xô, thùng (nước)
грела sưởi ấm, làm ấm
кожа da
высыхает khô đi, quắt lại
в победу (tin) vào chiến thắng
представить себе tưởng tượng

Nếu tinh ý sau khi phá ngoặc các bạn có thể kể lại câu chuyện theo hai cách khác nhau đó :D



 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Theo mình thì từ mới nên để ở cách 1 (nếu là danh từ) và ở nguyên thể - tức là chưa chia (nếu là động từ).

VD:

1) застрелять – застрелить (trong bài trên đây chắc gõ nhầm thành застрелись = đã tự sát bằng súng).

2) ведро = cái xô (s.nh: вёдра, C2 s.nh: вёдер).
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Theo mình thì tốt nhất là bạn nên hiểu luôn bằng tiếng Nga, bỏ qua bước “hiểu bằng tiếng Việt rồi sau đó dịch sang tiếng Nga” càng sớm càng tốt.

Đến một lúc nào đó (khi bạn đã biết khá nhiều từ tiếng Nga rồi) thì khi gặp một từ lạ nhiều khi bạn vẫn có thể đoán ra gần đúng nghĩa của nó dựa vào gốc của từ hoặc những mối liên hệ lờ mờ nào đấy với những từ bạn đã biết.

Có lần con bạn Nga hỏi mình thế này: “На каком языке ты думаешь – на вьетнамском или на русском?”. Mình ngẫm nghĩ và thấy thật khó trả lời vì khi quyết định đi ra phố mua bánh mì thì trong đầu mình chỉ có ý nghĩ ấy chứ nó có vang lên rành rọt bằng thứ tiếng nào đâu. Mình bèn hỏi lại nó: “Cкажи, тебе часто снятся сны?”. Nó bảo: “Да, а что?”. Mình hỏi tiếp: “А какие ты видишь сны – цветные или чёрно-белые?”. Nó chịu chết, không biết trả lời thế nào.
 

Елена Ивановна

Thành viên thân thiết
Наш Друг
спасибо Вам. Текст хороший и нетрудно понять ваш голос, но если бы Вы погромче читали, было бы полезнее для нас. Мы можем заниматься чтением по вашей записи. :)
Спасибо Вам за письмо. Я буду читать погромче. Желаю Вам успехов в изучении русского языка.:67.jpg::69.jpg:
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Những người Việt chiến đấu vì nước Nga


Mã chèn diễn đàn :

Tháng 12 năm 1941, chiến trận tiến sát Moskva. Kể từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, sau giai đoạn phải rút lui, lần đầu tiên Hồng Quân chuyển sang tấn công và đánh đuổi kẻ thù, không cho chúng chiếm thủ đô.

Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của Hồng quân trong cuộc chiến tranh chống quân Hitler, sẽ còn kéo dài ba năm rưỡi nữa.

Nhà biên kịch Việt Nam Đoàn Tuấn đang có mặt tại Moskva, nghiên cứu địa bàn xảy ra những trận đánh ác liệt trong chiến dịch đó. Ông bỏ nhiều thời gian vào các bảo tàng, các kho lưu trữ phim ảnh. Ông nghiên cứu quân phục Hồng quân, nếp sống của họ, nghiên cứu những vũ khí mà họ đã sử dụng khi đánh giặc. Đoàn Tuấn cần tất cả những điều đó để thực hiện nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao Việt Nam giao cho: viết kịch bản phim truyện về nhóm Hồng quân gốc Việt từng tham gia chiến dịch đánh Đức ở ngoại ô Moskva.

Nhiệm vụ này được giao cho Đoàn Tuấn, không chỉ vì ông là tác giả kịch bản bộ phim “Sống cùng lịch sử” về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Mà còn bởi ông đã ¼ thế kỷ nghiên cứu các tài liệu về những người lính Hồng quân gốc Việt. Nói chuyện với quan sát viên Aleksei Lensov, Đoàn Tuấn cho biết, ông quan tâm đến đề tài này sau khi nghe các chương trình bằng tiếng Việt của đài chúng tôi phát đi từ Moskva.

Nhà biên kịch Đoàn Tuấn nhớ lại, khi còn là sinh viên trường Điện ảnh Moskva, ông đã hào hứng như thế nào nghe đài phát thanh của chúng tôi kể về những người đồng hương từng sống ở Moskva trong giai đoạn trước chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, những người đã tình nguyện gia nhập Hồng quân khi chiến tranh nổ ra. Ông thu thập tất cả các tài liệu về họ trong chương trình phát thanh của đài Moskva nhiều thập niên qua. Đoàn Tuấn nói rằng, những chiến sĩ Hồng quân gốc Việt đã chiến đấu trên đất Nga cho tự do của nước Nga và cho cả Việt Nam. Và bây giờ ông đến Moskva để đắm mình vào những năm tháng anh hùng xưa và viết kịch bản phim về cuộc chiến của quân dân Moskva và sự tham gia của những Hồng quân gốc Việt trong cuộc chiến tranh đó.

Nhà biên kịch Đoàn Tuấn nói với chúng tôi rằng ông hy vọng bộ phim sẽ được phát hành vào tháng Năm năm tới, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức.

Nguồn: ruvr ru
 

Attachments

  • FILM.mp3
    4 MB · Đọc: 372

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
© Photo: RIA Novosti

Nguyên soái huyền thoại, bốn lần Anh hùng Liên Xô Georgiy Konstantinovich Zhukov có công lao với Tổ quốc không thể đánh giá hết.

Xuất thân từ một gia đình nông dân, ông đã trải qua chặng đường dài và vẻ vang từ một trung sĩ kỵ binh thành Phó Tổng Tư lệnh tối cao trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Không ngẫu nhiên khi giới sử gia quân sự phương Tây xếp Zhukov ngang hàng với Alexander Đại đế và Napoleon, bởi họ cho rằng Zhukov là nhân vật đã làm đổi thay cả tiến trình lịch sử.

Ngay từ thời thơ ấu, Zhukov đã buộc phải quen với những công việc kiên nhẫn và nặng nhọc. Khi là cậu thiếu niên 15 tuổi, Georgi Zhukov đã trở thành thợ cả, kịp tốt nghiệp khóa học hai năm của trường trung cấp thành phố. Năm 1915, Zhukov quyết định ra mặt trận, hồi đó đang diễn ra cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất. Sau khi qua khóa huấn luyện trong trung đoàn Dự bị kỵ binh và bộ binh, Zhukov đã vượt qua kỳ thi giành cho cấp bậc hạ sĩ quan. Ngay khi đó, ông đã nắm vững hoàn hảo mọi thủ thuật của kỵ mã lão luyện, tinh thông về các loại vũ khí và phương pháp rèn luyện của người lính. Kể từ tháng 8 năm 1918 Zhukov phục vụ trong Hồng quân và tham gia cuộc Nội chiến.

Bất kể chưa từng qua đào tạo quân sự cao cấp, Zhukov đã hoàn thành vô số khóa huấn luyện quân sự. Kiến thức kinh viện ở nhà trường được Zhukov thay thế bằng kinh nghiệm thực tiễn của Thế chiến I và cuộc Nội chiến, khi ông phục vụ ở những cương vị khác nhau trong Hồng quân. Đến tháng Bảy năm 1939, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Tập đoàn quân số 1 của quân đội xô-viết tại Mông Cổ. Chính thời kỳ đó là lần đầu tiên thể hiện tài năng thống lĩnh quân sự của Georgi Zhukov,- GS-TSKH Lịch sử Yuri Rubtsov từ Đại học Tổng hợp Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga nhận xét.

“Zhukov đã chứng tỏ mình là nhà cách tân đích thực trong công tác quân sự. Điều đó đã thể hiện ngay trong thời gian cuộc đụng độ Xô-Nhật trên sông Khalkhyn Gol trước cuộc Thế chiến II và đặc biệt tỏa sáng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Về thực chất, không có một trận đánh lớn nào mà trong đó Zhukov không đóng vai trò nổi bật, và trong phần lớn trường hợp ông giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Zhukov thể hiện chính mình một cách rực rỡ đến mức ngay cả Stalin cũng phải thừa nhận và theo cách không chính thức trao cho ông danh hiệu Vị Cứu tinh của Matxcơva. Trận Stalingrad, trận Kursk, cuộc chiến vì Belarus - chiến dịch “Bagration” - ở bất cứ đâu tài thao lược của Zhukov cũng đều nổi lên sắc nét, cả như một thống lĩnh, cả như một tư tưởng gia quân sự”.

Từ khi bắt đầu Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Zhukov nhanh chóng thăng tiến trong quân ngũ. Ngày 23 tháng Sáu năm 1941, ông được chỉ định làm thành viên Bộ Tổng chỉ huy tối cao. Rồi đến tháng Tám năm ấy Zhukov đã thành Phó chỉ huy thứ nhất của Hội đồng Dân ủy Quốc phòng, là Phó của Tổng Tư lệnh tối cao Stalin. Zhukov luôn được phái đến những khu vực khó khăn nhất, nơi đòi hỏi trước hết là sức mạnh ý chí và bản lĩnh cứng rắn của người chỉ huy cao cấp.

Chính dưới sự lãnh đạo của ông, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan cuộc tấn công của đạo quân Đế chế Quốc xã tưởng chừng bất khả chiến bại ngay ở cửa ngõ Matxcơva. Đích thân Zhukov từng kể rằng: "Khi người ta hỏi, điều gì đáng nhớ nhất qua cuộc chiến, tôi luôn nói: Đó là trận đánh vì Matxcơva”, - sử gia quân sự, TS Aleksei Isaev cho biết.

“Cuộc chiến chớp nhoáng “đánh nhanh thắng nhanh” như tham vọng của bọn phát-xít đã chuyển sang giai đoạn cuộc giằng co đối đầu kéo dài, trong viễn cảnh Đức bị thất bại. Vì vậy, chiến công chặn đứng đội quân hùng hậu của Đệ tam đế chế Quốc xã ở ngoại vi Matxcơva là thành tựu to lớn của Zhukov. Tuy nhiên, công lao của vị chỉ huy lỗi lạc không chỉ hạn chế ở đây. Zhukov đã tham gia vạch kế hoạch cho hầu hết những chiến dịch tấn công lớn trong thời kỳ 1943-1945, và nhờ cách thiết kế đúng đắn đã phân định thành công khi thực thi”.

Qua cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại Georgi Zhukov không chỉ nhận hàm Nguyên soái, mà còn được trao tặng nhiều phần thưởng quân sự sáng giá, trong đó có những huân huy chương cao nhất của các nước ngoài.

Năm 1974, Nguyên soái Liên Xô Georgi Zhukov từ trần, ông được mai táng tại Quảng trường Đỏ dưới chân tường thành Kremlin. Ông để lại cho hậu thế tập sách bất hủ “Suy nghĩ và nhớ lại” cùng những hồi ức chói sáng vĩnh cửu về Chiến thắng Vĩ đại.
Nguồn ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Photo: RIA Novosti

Nhân dịp sắp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít Đức, ở châu Âu vang lên những lời tuyên bố mới về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Hay đúng hơn – những lời tuyên bố xuyên tạc kết quả cuộc Chiến tranh. Ví dụ, Thủ tướng Ukraina tuyên bố, không phải nước Đức phát xít đã tấn công vào Liên Xô mà chính Nga đã xâm chiếm Đức và Ukraina.

Ở đây không có gì để bình luận, trong trường hợp này thấy rõ những biến chứng tổn thương thần kinh. Một thí dụ khác, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết, không phải quân đội Liên Xô mà những binh sĩ Ukraina đã giải phóng trại tập trung Auschwitz ở Oswiecim ( Ba Lan), nơi nước Đức quốc xã đã giết hại sáu triệu tù nhân, trong đó có 150 nghìn người Ba Lan. Đáng lẽ ngoại trưởng nào cũng phải biết lịch sử của đất nước mình, đặc biệt là, trại tập trung Auschwitz đã xuất hiện trên lãnh thổ Balan, phải biết lịch sử của quân đội Liên Xô giải phóng Ba Lan. Trong quân đội Liên Xô không có những đơn vị dân tộc. Tham gia chiếu đấu chống phát xít trên các mặt trận có đại diện của tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Phương diện quân Ukraina 1, mà các đơn vị của nó đã giải phóng Auschwitz, được gọi như vậy vì đã có hướng tấn công chính ở Ukraina, chứ không phải vì trong đội ngũ của nó chỉ có những người Ukraina. Trước khi giải phóng Ukraina và sau đó cả Balan, phương diện quân này đã mang tên Voronezh - thành phố cổ kính của Nga. Bộ trưởng phải biết, 600 nghìn người lính Liên Xô đã thiệt mạng trong chiến dịch giải phóng Ba Lan, gấp năm lần quân Balan hiện nay. Vì vậy, lời tuyên bố của ông bộ trưởng không chỉ xuyên tạc lịch sử mà còn xúc phạm tới linh hồn của những liệt sĩ đã hy sinh.

Xét theo mọi việc, cả Bộ trưởng Ba Lan và Thủ tướng Ukraina đều được hướng dẫn bởi nguyên tắc "làm bất cứ gì mình muốn”. Hoặc là họ nói dối vì được tài trợ bởi những người thổi bùng sự cuồng loạn chống Nga sau các sự kiện ở Crym và Ukraina.
Những nỗ lực viết lại lịch sử cuộc chiến tranh thế giới II chỉ có tác dụng với những người bị mất khả năng suy nghĩ, đã mất đi ký ức lịch sử về chiến công của quân đội Liên Xô và nhân dân Liên Xô. Hơn 900 nghìn binh sĩ Liên Xô đã hy sinh trong chiến dịch bảo vệ Matxcơva, khi Hồng quân đã chặn đứng đà tiến công của phát xít Đức vào thủ đô Liên Xô.

Chúng ta sẽ nhớ mãi các sự kiện đó. Có nhiều bộ phim thời sự về chiến tranh, có hồi ký của những người tham gia trận chiến, có các cuộc triển lãm bảo tàng. Hiện nay, nhà biên kịch Việt Nam Đoàn Tuấn đang nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu đó. Ông bỏ nhiều thời gian vào các bảo tàng, các kho lưu trữ phim ảnh, nghiên cứu quân phục Hồng quân, nếp sống của Matxcơva hồi đó, nghiên cứu những vũ khí mà chiến sĩ Hồng quân đã sử dụng khi đánh giặc. Ông đã đắm mình vào những năm tháng anh hùng xưa và bây giờ coi như mình là một trong những người tham gia bảo vệ thủ đô Matxcơva.

Ông Đoàn Tuấn nghiên cứu các tài liệu đó để thực hiện nhiệm vụ được giao: viết kịch bản phim truyện về nhóm Hồng quân gốc Việt từng tham gia chiến dịch đánh Đức ở ngoại ô Matxcơva.

Trong giai đoạn trước chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, những người Việt Nam từng sống ở Maxcơva đã tình nguyện gia nhập Hồng quân khi chiến tranh nổ ra. Họ đã chiến đấu trong đội ngũ Lữ đoàn mô tô cơ động đặc nhiệm gọi tắt là OMSBON. Nhân tiện xin nói luôn,nữ chiến sĩ Zoya Kosmodemyanskaya cũng đã chiến đấu trong thành phần lữ đoàn đặc nhiệm này. Các chiến sĩ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến đều biết rõ về chiến công của Zoya.
Ông Đoàn Tuấn muốn tái tạo một cách trung thực bầu không khí vào thời điểm đó. Ông hy vọng rằng, bộ phim sẽ nhận được sự hưởng ứng của nhiều tầng lớp khán giả.

Như dự kiến bộ phim theo kịch bản của ông Đoàn Tuấn sẽ được phát hành vào tháng Năm, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức.

Nguồn : ruvr .ru
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Hôm nay đọc được bài viết bổ ích này, xin chia sẻ với mọi người

Sự thật về những chiến sỹ Hồng quân Việt chiến đấu chống phát-xít Đức ở Matxcơva
Aleksei Syunnenberg, hiện là phóng viên đặc biệt của Đài tiếng nói nước Nga, là người quan tâm đến đề tài "Những chiến sĩ người Việt đã từng phục vụ trong hàng ngũ quân đội Xô Viết trong Đại chiến thế giới II", Với tình yêu Việt Nam và với lòng cảm kích những chiến sỹ hồng quân người Việt, từ hơn 20 năm trước, nhà báo Aleksei Lensov đã bắt đầu nghiên cứu, thu thập thông tin về những chiến sỹ hồng quân người Việt ấy.

Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ 4 ngày (tháng 6/1941), Lữ đoàn mô tô cơ động đặc nhiệm gọi tắt là OMSBON được thành lập. Một trong những trung đoàn là đơn vị quốc tế. Chính ủy trung đoàn này là ông Ivan Vinarov (người Bulgaria) đã viết trong hồi ký rằng trong trung đoàn quốc tế ấy có 6 chiến sĩ người Việt. Ngày 7/11/1941, cả trung đoàn đã tham gia vào cuộc diễu binh lịch sử của quân đội Xô-Viết trên Quảng trường Đỏ ở Matxcơva, nhân kỷ niệm lần thứ 24 Cách mạng tháng Mười, và từ đó tiến thẳng ra mặt trận nghênh chiến phát xít Đức.

Ông Aleksandr Kazitshki, cựu binh của Lữ đoàn OMSBON, hồi tưởng lại: "Đầu năm 1942, khi chúng ta đuổi bạt được bọn Đức khỏi Matxcơva, có 3 chiến sĩ người Việt đã hy sinh anh dũng".
Những chiến sĩ VN ấy chính là những người từng có mặt trong nhóm thanh niên ưu tú do Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi sang Nga từ Quảng Đông năm 1926. Trong số 6 người tham gia OMSBON, Aleksei đã xác minh được danh tính của 4 người sau:

1. Vương Thúc Tình, sinh ở tổng Kim Liên, năm 1925 gia nhập tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập. Ông còn có tên khác là Vương Thúc LiênVương Sĩ. Về cái chết của Vương Thúc Tình có giả thiết rằng, cũng giống như hàng loạt những nhà cách mạng của các nước châu Á lúc đó đang bị Nhật chiếm đóng, theo quyết định của ban lãnh đạo Liên Xô, sau khi đánh tan quân Đức ở ngoại ô Matxcơva, Vương Thúc Tình được cử về nước hoạt động. Nhiệm vụ được giao phó là thúc đẩy phát triển phong trào cách mạng ở nước mình để làm suy yếu quân Nhật. Nhưng trên đường dài trở về Tổ quốc, hồi cuối năm 1942, Vương Thúc Tình đã bị quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắn chết.

2. Lý Nam Thanh. Đây là họ tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông, còn tên thật là Nguyễn Sinh Thân. Ông sinh năm 1908 tại làng Sen, tổng Kim Liên. Cha ông tên là Nguyễn Sinh Ly đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân Pháp. Anh cả của Lý Nam Thanh là Nguyễn Sinh Diễn, từng là Phó bí thư Tỉnh ủy bí mật Nghệ An, tích cực tham gia phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh. Ông đã bị giam cầm và năm 1936 qua đời trong nhà tù thực dân. Năm 1921, ông có con trai là Nguyễn Sinh Thọ (tức Tư Cường), chính là người mà vào giữa những năm 1980 đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin về người chú ruột Lý Nam Thanh. Lúc đó, ông Tư Cường là cán bộ hưu trí sống ở thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lý Anh Tạo (tên thật là Hoàng Anh Tô), sinh năm 1912 tại thôn Hoàng Trù, tổng Kim Liên. Cha ông tên là Hoàng Hinh mất sớm, và Hoàng Anh Tô được nuôi dạy trong gia đình người chú là ông Hoàng Xuân Tống. Năm 12 tuổi, Hoàng Anh Tô - Lý Anh Tạo được làm quen với công tác cách mạng.

4. Lý Thúc Chất là tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911 cũng ở tổng Kim Liên. Cha của ông tên là Vương Thúc Đàm, Huyện ủy viên Nam Đàn, năm 1930 bị thực dân Pháp bắt tù chung thân. Lý Thúc Chất còn em trai út là Vương Thúc Sâm sinh năm 1920. Theo hồi tưởng của ông Sâm, vào khoảng năm 1938 hoặc 1939 gia đình có nhận được một lá thư của Lý Thúc Chất và đoán rằng ông đang ở nước Nga xa xôi vì lá thư được gửi đi từ đó.

Trong số 4 người nói trên, 3 chiến sĩ Hồng quân Lý Nam Thanh, Lý Anh TạoLý Thúc Chất đã anh dũng ngã xuống trong trận đánh chống phát-xít ở cửa ngõ thủ đô Matxcơva.
Vậy hai người còn lại (trong số 6 người VN của trung đoàn quốc tế đó) là ai? Các bạn có thể đọc tiếp trên trang web của "Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam":
http://trianlietsi.vn/new-vn/Trang-...-chien-dau-chong-phat-xit-duc-o-matxcova.vhtm
 
Top