Kinh Nghiệm Học Tiếng Nga : Bạn Hỏi Tôi Đáp

toiyeumuadongnuocngavaem

Thành viên thường
Câu 5: Татьяне идут брюки = Cái quần này hợp với Tachiana.
Câu 9: Татьтяне очень идёт розовый цвет = Màu hồng rất hợp với Tachiana.
Đây là cấu trúc “Кому что идёт”, tức là “ai hợp với cái gì”. Người để ở cách 3, cái thứ hợp với người ấy để ở cách 1, động từ chia theo thứ hợp với người (số ít hoặc số nhiều, nếu là quá khứ thì còn phải để ý đến giống của thứ ấy).
Câu 17: Эти часы плохо ходят = Cái đồng hồ này chạy kém (chạy sai). Trong tiếng Nga dùng ходят (hoặc идут) để chỉ sự hoạt động của đồng hồ (đồng hồ chết = часы стоят).
Câu 19: Câu này thì mình hiểu ý là “Nó ôn không đến nơi đến chốn (ôn qua quýt) và (do đó) thi trượt”, nhưng mình thấy cả 4 phương án cho trước đều không hợp với nghĩa “thi trượt”. Hay là bây giờ tiếng Nga phát triển nhanh quá, mình không theo kịp? Thời mình học thì người ta dùng “провалился” hoặc “пролетел” để chỉ sự thi trượt. Nếu bắt buộc phải chọn 1 trong 4 đáp án đã cho thì có lẽ đáp án “Б. Летал” là khả dĩ hơn cả (mặc dù phương án này cũng gượng gạo, bởi vì подготовился ở thể hoàn thành, vì vậy kết quả phải là một động từ cũng ở thể hoàn thành).
Đáp án cuối cùng của tôi là A "плавал"! Tiếng việt cũng có thể nói như vậy. Ví dụ: "Cố mà bơi thôi" biết là sao giờ. Ý nói làm việc gì đó rất vất vả!
 

duongtd

Thành viên thường
Mình mạnh dạn đưa ra một phương án, mong mọi người xem và sửa giúp !

Ngoài ra, bạn cần sớm nghĩ tới sức khoẻ tâm sinh lý người bạn mới của mình. Cũng giống như ở đời thực, làm quen qua internet không thể yêu cầu về thông tin rằng người đó không mắc bệnh AIDS, bệnh giang mai và các bệnh khác nữa.Và cũng giống như ở đời thực bạn đành phải tin tưởng ở sự thành thực của đối tượng.
Cần phải nói rằng là nhiều người trong cuộc sống thường ngày có vấn đề về giao tiếp thường hay dùng internet để làm quen
Ví dụ: Nếu giả sử người bạn mới quen của bạn mắc phải hội chứng không tin vào bản thân, anh ta có thể là một kẻ nghiện rượu, một tên nghiện ma tuý hay bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Và theo thời gian bạn biết được điều đó, bạn đứng trước hai lựa chọn một là bỏ người đó và gây ra thêm cho anh ta thêm một nỗi đau khác nữa vì chia tay hoặc là cố gắng giúp đỡ người đó vượt qua vấn đề đó.
 

levietbao

Thành viên thường
Vài lời khuyên nhỏ cho các bạn khi dùng ngoại ngữ, nhất là đội biên phiên dịch.
1. Đã dốt thì đừng nên nói chữ.
2. Dịch lại từ một bản dịch khác là điều đại kỵ
3. Khi nghe không hiểu được người ta nói gì thì phải chủ động hỏi lại cho kỹ. Xấu hổ một phút còn hơn xấu hổ cả đời. Đừng nghĩ rằng mình hiểu cả rồi trong khi bản thân mình chỉ bắt được vài chữ.
4. Dùng những từ đơn giản để thay thế những sắc thái phức tạp mà bạn muốn truyền đạt sẽ khiến lượng từ vựng, cấu trúc và sự linh hoạt trong dụng ngữ của bạn rớt thảm hại. Những lúc ấy nếu vội thì dùng từ đơn giản để dịch rồi ghi chép lại ý của mình để tra lại sau. Còn nếu không vội thì từ tốn tra rồi dùng ngay từ và cấu trúc mình định dùng, vừa nhớ được luôn vừa truyền tải đúng ý tứ.
5. Đừng bao giờ xem thường những gì mình sắp nói ra. Truyền đạt sai nội dung của ngôn ngữ sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bạn nào đi dịch hội nghị đàm phán hợp đồng, thỏa thuận các cấp chắc cũng không lạ gì điều này. Hãy đảm bảo chắc chắn là mình đã hiểu đủ và có đủ vốn từ để truyền đạt.
6. Có những từ ta nghĩ sẽ chẳng dùng đến bao giờ nhưng không ngờ lại có lúc phải dùng tới. Đến lúc đó nếu không có sự chuẩn bị thì sẽ rơi vào thế bị động. Nếu thật sự yêu thích ngôn ngữ đó, hãy học tất cả những gì có thể học từ nó. Học mỗi ngày.
7. Văn hóa của mỗi quốc gia là khác nhau. Không phải lúc nào cũng cứ bê nguyên xi những gì người ta nói rồi truyền đạt lại. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng mà có cách xử lý khác nhau. Lúc cần thêm mắm thêm muối thì phải thêm. Lúc cần gọt vỏ bỏ hột thì phải bỏ. Làm như vậy sẽ khiến hai bên hiểu nhau hơn, cảm thấy được tôn trọng hơn, đối với công việc của bản thân mình cũng thuận lợi.

Nguồn :N. H Trung
 

Ngô Thu Thảo

Thành viên thường
Chào tất cả mọi người! Mọi người ơi cho em hỏi có anh hị nào từng thi chứng chỉ ТРКИ ở Phân viện Puskin chưa ạ. Em muốn biết thông tin về lịch thi, cách thức đăng kí thì làm thế nào ạ? Em cảm ơn.
 

themanh

Thành viên thường
Moi nguoi xin cho hoi весь в поряде dich la gi a :

2 người muốn đổi điện thoại cho nhau theo thỏa thuận cuối cùng 1 người nói весь в поряде
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
“Весь в поряде” là cụm từ thường dùng trong các quảng cáo bán hàng đã qua sử dụng và có nghĩa “còn tốt”, “còn ngon”.
Bạn themanh đã học xong chưa?
 

Lê công tuấn

Thành viên thường
Внук очень похож( на своего отца ).
( У мего близкого )друга сегодня день рождения
.đặt câu hỏi cho từ trong ngoặc
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
gchj là cái gì? Nói thật, mình rất không thích kiểu viết đánh đố thế này.
 
Top